Nhói lòng ở rốn lũ Quảng Điền

GD&TĐ - 2 ngày mưa lớn ngập sâu người dân vùng rốn lũ huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) vẫn đang vật lộn sống chung cùng lũ dữ.

Nước ở xã Quảng An vẫn còn ngập sâu
Nước ở xã Quảng An vẫn còn ngập sâu

Tang thương trong lũ dữ

Trong cơn lũ dữ, những cái chết thương tâm của người dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế như tia sét dữ dội cứ liên tiếp dồn dập ùa đến bên tai chúng tôi những phóng viên đang tác nghiệp trong vùng lũ dữ. Đau đớn nhất là trường hợp hai cha con làm công nhân ở nhà máy sợi Phú Gia ở khu công nghiệp Phú Bài, phải mất hơn hai ngày bị nước lũ cuốn, gia đình và quần chúng nhân dân mới tìm được thi thể của Ông Phan Văn Quốc, (SN 1963 trú tại xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy).

Ghé thăm nhà ông Quốc khi bà con lối xóm đang chèo ghe đến lo tang lễ, tiếp chúng tôi tại nhà, người anh trai ông Quốc thẩn thờ nhìn di ảnh của hai cha con đặt trên quan tài nước mắt giàn giụa kể: "Tội quá chú ơi, hai cha con anh Quốc hôm trước mới về kỵ cố nói gắng làm để Tết ni sửa lại cái nhà bị đột nát.

Ông Hoàng Đăng Khoa, Bí thư huyện Quảng Điền đến thăm hỏi động viên gai đình bà Hoàng Thị Mỵ ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ
 Ông Hoàng Đăng Khoa, Bí thư huyện Quảng Điền đến thăm hỏi động viên gai đình bà Hoàng Thị Mỵ ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ

Mới hôm qua anh em còn gặp nhau chuyện trò vui vẻ, giờ chú nó đã về nơi suối vàng. Ngày nước lũ lên, cha con chú Quốc, cháu Thúy đi làm tại khu công nghiệp Phú Bài khi về nhà khi đến gần trung tâm xã Thủy Thanh thì bị lật đò, hai cha con mỗi người trôi một nẻo. Sáng nay bà con lối xóm mới tìm thấy xác chú nó, đau xót quá chú ơi".

Câu chuyện buồn tang thương trong lũ chưa dừng lại ở đó, bên tách trà nóng còn pha dở dang ông Lê Hạp chồng của chị Đoàn Thị Phương ở thôn Vân Căn ( Thị trấn Sịa, Huyện Quảng Điền) chảy hết nước mắt khi kể cho P.V nghe về người vợ hiền, dâu thảo.

Vốn làm nghề xe ôm ở chợ Sịa, ngày lũ nghe con điện thoại báo bị mắc kẹt gần khu vực chợ An Lỗ (xã Phong An. Phong Điền) phận làm cha mẹ hai vợ chồng ông Hạp sốt ruột, sốt gan quyết tâm chèo ghe vượt lũ lên đón con về nhà. Khi đến gần khu vực cách nhà chưa đầy 500m gặp gió to, sóng dữ chiếc ghe nhỏ chở hai vợ chồng lật úp xuống ruộng sâu.

Đường vào thôn Phước Thanh xã Quảng An đang bị cô lập trong lũ

Đường vào thôn Phước Thanh xã Quảng An đang bị cô lập trong lũ

Mặc dù hai cha con cố gắng bơi hết sức nhưng do nước lớn, sóng to, hai bố con ông Hạp không thể đưa được bà Hương vào bờ. Mặc cho tiếng gào thét của ông giữa cánh đồng vắng, thi thể của bà Đoàn Thị Phương cứ thế trôi dần theo dòng nước lũ.

Bất lực, vô vọng hai cha con ông Hạp lúc đó chỉ biết ôm nhau đứng khóc "Thiệt tình với chú, hai cha con mình bơi giỏi lắm. Trong hoàn cảnh khó khăn đó bản thân tui quyết tâm bằng mọi giá phải cứu được vợ. Vậy mà đành chịu thua lũ dữ anh ơi.

Ghe lật mỗi người trôi một nơi, lúc đó trên đường không có ai đi. Hai cha con gào thét kêu cứu mãi nhưng không thấy có một bóng người. Mấy tháng nay trời mưa, tôi không đi xe ôm được.

Việc nhà từ lớn đến nhỏ, tất cả cũng nhờ vợ tảo tần chạy ngược, chạy xuôi lo cơm nuôi 4 cha con. Giờ vợ mất rồi, không biết cha con tôi làm răng (sao) sống nỗi chú ơi", ông Hạp nghẹn ngào kể.

Nhà Bà Hồ Thị Bạn một phụ nữ già yếu sống đơn độc sau cánh đồng thôn Phước Thanh xã Quảng An
Nhà Bà Hồ Thị Bạn một phụ nữ già yếu sống đơn độc sau cánh đồng thôn Phước Thanh xã Quảng An

Lũ ở những ngôi nhà "vắng" đàn ông

Nước lũ về những ngôi nhà thiếu vắng đàn ông, mọi gánh nặng từ chăm con, dọn lũ đều dựa vào người vợ hiền, dâu thào. Nằm giữa cánh đồng làng heo hút chị Nguyễn Thị Hương 43 tuổi ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ một tay vừa băng bó, tay kia cho đang dỗ dành con khóc chị kể trong tâm trạng lo lắng:

“Hồi năm 1985 tui vô đây sống, chứng kiến biết bao đợt lũ, rứa mà không có năm nào nước sông Bồ lại dâng cao như năm ni. Lũ về nhà không có đàn ông ba mẹ con nhìn nước lũ vào, lòng chỉ biết ứa nước mắt, chồng đi giữ hồ cá, con dại, tay phải gãy thôi thì phải giữ con cho chắc ăn, ăn mỳ tôm mấy ngày cũng ráng chú à, kệ có cái chi trôi thì cho nó trôi , nhưng chị nhất quyết bảo vệ hai đứa con không cho chúng xuống lội nước. Nước lũ không biết khi mô mà xuống đây. Bà con ở đây hễ cứ đến mùa lũ là cô lập từ 2 đến 3 ngày trời anh ơi".

Chị Nguyễn Thị Hương 43 tuổi ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ ở nhà một mình vừa dọn lũ vừa chăm con
Chị Nguyễn Thị Hương 43 tuổi ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ ở nhà một mình vừa dọn lũ vừa chăm con

Sau hơn hai tiếng đi đò máy, rồi tiếp tục lội bộ chúng tôi đã đến được nhà bà Hoàng Thị Mỵ ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ. Đứng đối diện với chúng tôi trước cửa nhà là hình ảnh của một người phụ nữ với thân hình mảnh khảnh nhưng rất nghị lực, nơi đây duy nhất chỉ có một người đàn bà đang chống chọi với lũ.

Bà Mỵ kể hai đứa con đi lấy chồng xa, suốt mấy ngày nay một mình vừa lo chống lũ vừa nóng ruột lo con "Con lấy chồng xa, lại nghèo có tiền mô mà giúp chị làm nhà cao để thoát lũ em ơi. Ở bên bờ sông Bồ ngày lũ về bà con lo lắm. Cứ nghe gió thổi, nước lên là tay chân run cầm cập. Sợ nhưng biết làm sao đi ở chỗ khác anh. Biết bao năm ở đây chị đã quen rồi, mong nhà nước làm sao giúp chị sửa lại cái nhà để mùa lũ về nhà sát nách sông vẫn có thể yên tâm bám trụ em à".

Ông Nguyễn Hạp ở thôn Vân Căn đang cùng bà con lối xóm lo đám cho vợ mình
Ông Nguyễn Hạp ở thôn Vân Căn đang cùng bà con lối xóm lo đám cho vợ mình

Theo ông Hoàng Đăng Khoa, Bí thư huyện Quảng Điền cho biết, đợt lũ này khiến hàng trăm tấn cá lồng của người dân xã Quảng Phú, Quảng Thọ nuôi dọc sông Bồ bị chết, trong đó có 13 lồng bị lũ cuốn trôi. Hiện nay, các xã ở Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ với hàng nghìn hộ dân vẫn bị cô lập.

Bà con xã Quảng An chia nhau từng gói mỳ tôm ltrong những ngày lũ lụt
 Bà con xã Quảng An chia nhau từng gói mỳ tôm ltrong những ngày lũ lụt

Cũng theo ông Khoa, người dân huyện Quảng Điền đã quen với mưa lũ nên có sự chuẩn bị trước. Toàn huyện có một người chết là chị Đoàn Thị Phương (48 tuổi, thị trấn Sịa) do lật thuyền. Chính quyền đang chuẩn bị phương án ứng phó khi lũ lên, đặc biệt là vùng thấp trũng.

Đặc biệt tại Tuyến đê Nho Lâm-Nghĩa Lộ xuất hiện nhiều điểm sạt lỡ, mong muốn của huyện là tỉnh sớm đầu tư kinh phí để xây dựng tuyến đê kiên cố. Một mặt đảm bản an toàn tính mạng bà con sinh sống ven đê, mặt khác để phục vụ tốt cho hàng trăm ha lúa trong vụ Đông Xuân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ