Nâng cao ý thức về an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên

GD&TĐ - Ngày 8/8, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Tổng kết chương trình hợp tác GD An toàn giao thông (ATGT) cho HS, SV giai đoạn 2015 - 2018. Tham dự Hội thảo có: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa; Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Trọng Thái; đại diện lãnh đạo các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Công ty Honda Việt Nam và các Sở GD&ĐT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, tai nạn giao thông (TNGT) là vấn đề toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam. Số trẻ tử vong do TNGT hàng năm tại nước ta là gần 2.000 em. Trong khi tổng số vụ, số người chết và bị thương vong nói chung đang giảm thì tình hình TNGT ở trẻ em lại có chiều hướng gia tăng.

Trước tình hình trên, Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành đã và đang thực thi nhiều biện pháp để kéo giảm TNGT liên quan đến trẻ em. Trong đó Bộ GD&ĐT, Ủy ban ATGT quốc gia phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã và đang tích cực thực thi nhiều biện pháp để kéo giảm TNGT liên quan đến trẻ em.

Trong đó, Bộ GD&ĐT, Ủy ban ATGT quốc gia và Công ty Honda Việt Nam đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình GD ATGT cho HS, SV giai đoạn 2015 - 2018 (ngày 24/9/2015).

Sau 3 năm thực hiện quá trình hợp tác, các bên đã đạt được những kết quả tích cực như: Chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” dành cho HS tiểu học bắt đầu từ năm 2008, đến nay đã mở rộng ra 17 tỉnh, thành, đã đào tạo cho khoảng 1.700.000 HS; Chương trình “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp THCS và THPT, được triển khai từ năm 2011, đến năm học 2016 - 2017 chương trình đã phủ sóng ra toàn quốc với hơn 6 triệu HS được tham gia.

Cùng với đó, năm 2016, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia và Công ty Honda Việt Nam tổ chức tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ và hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn cho hơn 13.000 HS, SV các trường ĐH, CĐ, trung cấp trên toàn quốc.

Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng đưa vấn đề GD ATGT vào trường học là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở các nhà trường và một số địa phương còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Những ý kiến đánh giá, tổng kết về công tác triển khai GD ATGT của các bên phối hợp và các Sở GD&ĐT là cơ sở để Bộ GD&ĐT tiếp thu, cải thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.