Mường Chà, Điện Biên: Làm bỡn, “ăn” thật?

GD&TĐ - Mặc cho chủ đầu tư phản đối, đơn vị thi công vẫn lấy đá từ mỏ tự khai thác để xây dựng công trình tại xã Hừa Ngài.  

“Mỏ” đá tại bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài, Mường Chà
“Mỏ” đá tại bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài, Mường Chà

Tự ý khai thác đá

Trong vai một người đi tìm mua vật liệu để phục vụ cho dự án xây dựng, phóng viên Báo GD&TĐ đã tiếp cận công trường khai thác đá nằm tại bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài (Mường Chà, Điện Biên). Giữa công trường ngổn ngang, một máy nghiền đá, máy xúc và một chiếc xe tải đang thường trực ở đây.

Một người tự giới thiệu tên là Trần Văn Lạc, quản lý tại “mỏ” đá cho biết, đơn vị mình chỉ “hỗ trợ” dân “cải tạo” nền nhà; Đồng thời “tận dụng” nguồn vật liệu này để xây dựng các công trình bao gồm: Trường tiểu học, nhà văn hoá và đường nội bản San Súi xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà (Điện Biên). Khi ngỏ ý muốn mua đá với số lượng lớn, ông Lạc cho biết, đơn vị có thể khai thác toàn bộ bãi nương rộng mênh mông trước mặt để kinh doanh với điều kiện được sự đồng ý của Giám đốc công ty.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Mùa A Thào – Chủ tịch UBND xã Hừa Ngài - cho biết, công trường khai thác đá kể trên thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH Phúc Linh. Điểm khai thác này thuộc nương ngô của ông Mùa Chờ Di trú tại bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài. Ông Thào khẳng định, chính quyền xã không hề biết giữa Công ty TNHH Phúc Linh và ông Di đã thỏa thuận với nhau ra sao khi mở công trường khai thác đá tại đây.

Theo ông Lò Văn Hịch, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Chà, hiện tại trên địa bàn chỉ có một đơn vị được cấp phép khai thác đá tại mỏ nằm gần thị trấn Mường Chà. Tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn đều được phê duyệt sử dụng đá tại mỏ này. Song do các công trình tại địa bàn xã Hừa Ngài thiếu nguồn vật liệu nên doanh nghiệp lấy đá tại chỗ để làm vì thủ tục đăng kí cấp phép khái thác khoáng sản “rườm rà”.

Gian dối?

Ngày 12/10, làm việc với Báo GD&TĐ, ông Vũ Văn Ngọc, Giám đốc Ban quản lý các công trình xây dựng huyện Mường Chà cho biết: Công ty TNHH Phúc Linh là nhà thầu thi công 3 dự án tại xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà gồm: Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBTTH) Hừa Ngài (Ban quản lý các công trình xây dựng huyện làm chủ đầu tư) và 2 công trình thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm: Nhà văn hoá xã và dự án đường nội bản San Súi (UBND xã Hừa Ngài làm chủ đầu tư).

Đối với công trình xây dựng Trường PTDTBT TH Hừa Ngài, Ban quản lý dự án bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu, đúng chủng loại theo quy định. Để chứng minh cho điều này, ông Ngọc đã trực tiếp kết nối điện thoại với ông Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng Trường TH Hừa Ngài trước mặt phóng viên. Qua điện thoại, ông Điệp cho biết, việc đổ mái tầng 2 của dự án trường tiểu học được thực hiện vào tháng 6 năm nay. Nguồn đá được sử dụng để đổ bê tông được Công ty TNHH Phúc Linh lấy từ “mỏ” khai thác tại chỗ.

Đối với công trình Nhà văn hoá xã và dự án đường nội bản San Suối, việc nhà thầu sử dụng vật liệu (đá) tại chỗ được ông Mùa A Thào - Chủ tịch xã Hừa Ngài (đơn vị chủ đầu tư) xác nhận. “Đấy là do các anh ý (Công tyPhúc Linh) tự lấy thôi. Trong dự toán của 2 công trình, đá bắt buộc phải được mua từ mỏ tại trung tâm thị trấn Mường Chà (cách Hừa Ngài khoảng 35 km).

Khi phát hiện nhà thầu tự ý lấy đá khai thác tại bãi nương của dân gần đó về để làm vật liệu cho công trình, chủ đầu tư và Ban Giám sát của xã chúng tôi đã không đồng ý. Thế nhưng doanh nghiệp vẫn cứ khăng khăng nên cũng chẳng biết phải làm sao được”.

Ông Thào cũng cho biết thêm, trong thiết kế, công trình phải sử dụng đá có kích thước 1x2 cm để đổ bê tông cho một vài hạng mục, nhưng vật liệu mà đơn vị này tự ý khai thác, cung cấp có kích cỡ không đều nhau, không sạch nên lãnh đạo xã đã không chấp thuận. Nhà thầu đã phải mang 2 xe đá đi “cho” trường tiểu học để thi công các hạng mục phụ trợ.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ