Công bố kết quả nghiên cứu khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp

GD&TĐ - Dự án hợp tác Việt Nam - EU thúc đẩy việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (EVENT) do Quỹ ERAMUS tài trợ công bố kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại 5 trường ĐH Việt Nam tham gia dự án gồm: ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐHSP Kỹ thuật TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

91,4% sinh viên có việc làm

Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp được dự án EVENT tiến hành từ tháng 3/2017. Phương pháp thực hiện là xây dựng, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn ngành đào tạo, phương pháp triển khai, thống kê số lượng sinh viên của các trường tham gia dự án tại các ngành học lựa chọn khảo sát.

Các trường tham gia dự án dưới sự hỗ trợ, tư vấn của chuyên gia quốc tế của trường ĐH Valencia, Tây Ban Nha và trưởng nhóm khảo sát của Việt Nam từ giáo sư Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên và gửi thư tới 3.123 sinh viên tốt nghiệp của 5 trường. Có 1.710 sinh viên trả lời, chiếm tỷ lệ 55% phiếu phát ra. Việc lấy mẫu được sử dụng rất sát sao qua các kênh gọi điện thoại, email để nghị sinh viên tham gia trả lời hệ thống bảng hỏi trực tuyến. Hầu hết những người trả lời đều trong độ tuổi 23-26 tuổi chiếm 95%.

Kết quả nghiên cứu của dự án chỉ ra rằng: 82,6% số lượng sinh viên tham gia trả lời nghiên cứu, tốt nghiệp ra trường đều có việc làm, chỉ 6,2% là tự thực hiện kinh doanh cá nhân. Số sinh viên thất nghiệp là 8,8%, số sinh viên không chủ động là 2,3%. Tổng hợp số liệu, tổng số sinh viên ra trường có việc làm là 91,4%.

46,5% sinh viên có việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp. Số còn lại có việc sau hơn 3 tháng tốt nghiệp để có thể tìm được công việc đầu tiên. Việc tìm kiếm việc làm chủ yếu dựa trên hình thức qua trang web việc làm, cổng thông tin của doanh nghiệp, và dựa vào quan hệ cá nhân.

Dựa trên các kết quả phân tích, 53% số được hỏi nói rằng công việc của họ phù hợp với chuyên ngành học tại trường. 85,7% được hỏi nói rằng mức độ đào tạo theo yêu cầu của công việc ở phù hợp với việc đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Yêu cầu trình độ cao hơn đối với công việc hiện tại chiếm 83,3% số được hỏi.

2/3 số được hỏi có thu nhập hàng tháng khoảng 5-10 triệu đồng. Phần lớn số được hỏi (53,6%) đều ở lại làm việc ở thành phố và sống xa gia đình, 56,1% làm việc cho các công ty tư nhân, 43,8% làm việc cho các công ty lớn, làm cho các công ty nhỏ số lượng từ 11-200 nhân viên chiếm 39,5%.

Giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận cơ hội việc làm phù hợp 

Một nội dung chính khác của Dự án EVENT, cùng khảo sát tình hình việc làm sinh viên, là xây dựng trung tâm định hướng nghề nghiệp. Việc xây dựng trung tâm định hướng nghề nghiệp nhằm giúp sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, sinh viên đang học cũng như học sinh chuẩn bị vào trường có thể nhận được thông tin tư vấn cụ thể, thiết thực hơn đối với định hướng nghề nghiệp tương lai. Tại trung tâm định hướng nghề nghiệp, sinh viên được cung cấp hướng dẫn về cách viết CV, chuẩn bị hồ sơ xin việc, cách trả lời phỏng vấn, đặc biệt các em có thể được cung cấp, đào tạo về kỹ năng mềm phục vụ cho công việc.

Hoạt động này chính thức bắt đầu từ tháng 3/2018. Để xây dựng các hoạt động của Trung tâm, Dự án đã lựa chọn đối tác là Trường ĐH Công nghệ Hà Nội - nơi có một trung tâm hướng nghiệp nhỏ đã vận hành - và triển khai phát triển Trung tâm này để kết nối các dữ liệu cho sử dụng chung với các trường tham gia dự án.

Tháng 9/2018, nhóm chuyên gia của ĐH Gronningen, Hà Lan sang Việt Nam thăm trung tâm của các trường tham gia dự án, chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo tập huấn cán bộ phụ trách trung tâm. Không chỉ tập huấn cho cán bộ phụ trách tại các Trung tâm này, nhóm chuyên gia tư vấn cũng sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho các sinh viên tại các buổi tọa đàm về hướng nghiệp và những định hướng việc làm.

Song song với việc triển khai Trung tâm hướng nghiệp, nhóm chuyên gia quốc tế của ĐH Uppsala cũng phối hợp với ĐH Huế, Trường ĐH Công nghệ TPHCM xây dựng các mô đun về các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên, trang bị cho sinh viên kiến thức chuẩn bị cho việc tìm việc trong tương lai.

Dự án hợp tác Việt Nam - EU thúc đẩy việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (EVENT) do Qũy ERAMUS tài trợ, thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2017 đến tháng 12/2019.

Các đơn vị tham gia dự án, phía nước ngoài gồm: ĐH Uppsala Thụy Điển, Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, ĐH Groningen, Hà Lan, ĐH Valencia, Tây Ban Nha. ĐH Uppsala là đơn vị điều phối chính của dự án. Phía Việt Nam gồm: ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐHSP Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Hai cơ quan giám sát đánh giá kết quả dự án là Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội và Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.