Cô giáo dạy học trò khiếm thính trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam

GD&TĐ - Vượt qua gần 2.300 bài dự thi của các thí sinh đến từ khắp ba miền đất nước, cô Nguyễn Thị Phương – giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương đã xuất sắc trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019 với tác phẩm “Truyện Cây rau của Thỏ Út”, “Làm quen chữ viết tiếng Việt”, dành cho đối tượng học sinh khiếm thính.

Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý (Bộ GD&ĐT) Đặng Văn Bình trao giải cho cô Nguyễn Thị Phương – giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương đã xuất sắc trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019.
Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý (Bộ GD&ĐT) Đặng Văn Bình trao giải cho cô Nguyễn Thị Phương – giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương đã xuất sắc trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019.

Ngày 20/12, Báo Giáo Dục và Thời Đại  phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Việt (Tập đoàn Hương Việt) tổ chức lễ trao giải “Đại sứ E-Learning Việt Nam”. Ông Đặng Văn Bình, Cục phó Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) về dự.

Gần 2.300 tác phẩm dự thi

Phát biểu tại lễ trao giải, đại diện Ban tổ chức nhà báo Dương Thanh Hương - Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết, giải “Đại sứ E-Learning Việt Nam” được phát động từ ngày 4/9/2019.

Đại biểu dự lễ trao giải “Đại sứ E-Learning Việt Nam”.
Đại biểu dự lễ trao giải “Đại sứ E-Learning Việt Nam”. 

Sau 2 tháng diễn ra chương trình Ban tổ chức đã chọn ra được 6 thí sinh xuất sắc nhất trong tổng số gần 2.300 tác phẩm dự thi. Trong đó, giải nhất của chương trình bao gồm 50 triệu đồng tiền mặt và gói hỗ trợ phát triển sự nghiệp trị giá 450 triệu được trao cho cô Nguyễn Thị Phương - giáo viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Hà Nội.

Đặc biệt, 2 tác phẩm bài giảng E-learning của cô Nguyễn Thị Phương không chỉ gây ấn tượng với ban giám khảo vì sự đầu tư công phu mà nó còn mang ý nghĩ nhân văn sâu sắc khi được thiết kế dành riêng cho trẻ khiếm thính từ 0 đến 6 tuổi. Bên cạnh giải thưởng này, chương trình cũng trao tặng 50 triệu đồng tiền mặt và gói tài trợ sự nghiệp hơn 1 tỷ đồng cho 5 giải Tác phẩm truyền cảm hứng của 5 thí sinh có bài giảng đầu tư chất lượng, từ nội dung đến hình thức trình bày.

Nhà báo Dương Thanh Hương - Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu tại lễ trao giải.
 Nhà báo Dương Thanh Hương - Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu tại lễ trao giải.

"Chương trình “Tìm kiếm Đại sứ E-learning” sau khi phát động đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng những người dạy học, có đến 2.600 bài dự thi, trong đó số tác phẩm dự thi hợp lệ là 2.254 bài, với tổng số thí sinh tham dự là 1.900 thí sinh, đến từ hơn 40 tỉnh thành cả nước.

Điều gây bất ngờ cho BTC còn nằm ở chỗ là số bài dự thi khối phổ thông chiếm đến 95% tổng số bài tham dự và hơn 50% số bài dự thi đều sử dụng scorm để thiết kế bài giảng E-learning. Điều đó, chứng tỏ việc sử dụng công nghệ để cải thiện việc dạy và học đã và đang thâm nhập và được nhiều người vận dụng vào trong việc dạy và học...", nhà báo Dương Thanh Hương thông tin.

Các nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Đại học Mở của Anh đã phát hiện ra rằng phương thức học trực tuyến E-Learning tiết kiệm hơn 90% tất cả các chi phí so với các khóa học truyền thống. Và lượng khí thải CO2 (mỗi học sinh) cũng được giảm đến 85%.

E-Learning đã cách mạng hóa ngành giáo dục, và đã thay đổi cách nhìn của chúng ta. Nó cung cấp cho người học những trải nghiệm, cách học dễ ghi nhớ hơn, và hiệu quả hơn. Ngày càng có nhiều sinh viên và nhân viên văn phòng sử dụng E-Learning để có được các bằng cấp phục vụ cho công việc của họ. Bằng cấp đó được xây dựng dựa trên cơ sở kiến thức của họ.

Đại diện Ban tổ chức, ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ Tịch Tập Đoàn Hương Việt chia sẻ: “Khi bắt đầu lên ý tưởng cho chương trình này, bản thân chúng tôi mong muốn được phổ biến công nghệ E-Learning đến thầy cô giáo trong cả nước bằng các sản phẩm và nền tảng công nghệ mới nhất mà Hương Việt phát triển riêng cho đào tạo.

"Chúng tôi nổ lực thực hiện nhiều dự án để khuyến khích thầy cô giáo ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, từ việc tổ chức các chương trình cộng đồng như chương trình “Tìm Kiếm Đại Sứ E-Learning” đến các hình thức “kinh doanh 0 đồng” như biếu tặng các sản phẩm thiết kế bài giảng (Avina) và cổng đào tạo (CLS.Trade) cho các thầy cô giáo. Bởi chúng tôi hiểu rằng, kinh doanh trước tiên phải đến từ giá trị mang lại cho cộng đồng thì mới tạo ra được nền tảng dài lâu...”, ông Toàn nói.

Áp dụng công nghệ nâng cao chất lượng giáo dục

Vượt qua gần 2.300 bài dự thi của các thí sinh đến từ khắp ba miền đất nước, cô Nguyễn Thị Phương – giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương đã xuất sắc trở thành Đại sứ E-Learning Việt Nam 2019 với tác phẩm “Truyện cây rau của Thỏ Út”, “Làm quen chữ viết tiếng Việt”, dành cho đối tượng học sinh khiếm thính.

Những tác phẩm của cô Nguyễn Thị Phương để lại dấu ấn mạnh mẽ với Ban tổ chức không chỉ vì sự đầu tư vào bài giảng mà còn ở ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi hướng đến 36 ngàn trẻ em khiếm thính từ 0 đến 6 tuổi. Những đứa trẻ hạn chế trong việc tiếp cận với kiến thức xung quanh bởi từ khi sinh ra đã khác biệt hơn những đứa trẻ khác.

Bên cạnh đó, 5 giải thưởng dành cho 5 tác phẩm truyền cảm hứng cũng được trao cho 5 thí sinh xuất sắc khác, đó là:

Ông Nguyễn Khánh Toàn - Chủ Tịch Tập Đoàn Hương Việt trao giải hầy Đoàn Mạnh Linh (Trường THPT FPT – Hà Nội) với tác phẩm tham dự: Hai đứa trẻ (Văn học 11).
 Ông Nguyễn Khánh Toàn - Chủ Tịch Tập Đoàn Hương Việt trao giải hầy Đoàn Mạnh Linh (Trường THPT FPT – Hà Nội) với tác phẩm tham dự: Hai đứa trẻ (Văn học 11).
Cô Hoàng Thị Phương Thảo (Trường Mầm non Cẩm Lĩnh A – Hà Nội). Tác phẩm tham dự: Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
Cô Hoàng Thị Phương Thảo (Trường Mầm non Cẩm Lĩnh A – Hà Nội). Tác phẩm tham dự: Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. 
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập báo Giáo dục và Thời đại trao giải cho cô Hoàng Thị Phương Thảo – Cô Ngô Thị Minh (Trường Tiểu học Đồng Quang – Thái Nguyên) với tác phẩm tham dự: Would you like some milk? (Tiếng Anh).
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập báo Giáo dục và Thời đại trao giải cho cô Hoàng Thị Phương Thảo – Cô Ngô Thị Minh (Trường Tiểu học Đồng Quang – Thái Nguyên) với tác phẩm tham dự: Would you like some milk? (Tiếng Anh). 
Nhà báo Dương Thanh Hương - Phó tổng biên tập báo Giáo dục và Thời đại trao giải cho thầy Hồ Hải Sơn (Trường THCS Tây Sơn – Đà Nẵng) với tác phẩm tham dự: Sức khỏe sinh sản những điều các em cần lưu ý (Sinh học 8).
Nhà báo Dương Thanh Hương - Phó tổng biên tập báo Giáo dục và Thời đại trao giải cho thầy Hồ Hải Sơn (Trường THCS Tây Sơn – Đà Nẵng) với tác phẩm tham dự: Sức khỏe sinh sản những điều các em cần lưu ý (Sinh học 8). 
Thầy Võ Mạnh Cường (Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh – Đà Nẵng) với tác phẩm tham dự: Hình tròn (Toán học 5).
Thầy Võ Mạnh Cường (Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh – Đà Nẵng) với tác phẩm tham dự: Hình tròn (Toán học 5). 

Theo thể lệ của chương trình tìm kiếm Đại sứ E-Learning Việt Nam, Ban tổ chức sẽ lựa chọn 5 Đại sứ thuộc 5 lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các bài dự thi đều thuộc khối phổ thông, 4 lĩnh vực còn lại có lĩnh vực có bài dự thi nhưng vi phạm bản quyền hoặc không đạt chất lượng, có lĩnh vực không có tác phẩm dự thi.

Bên cạnh đó các bài dự thi đều được xây dựng theo dạng một tiết học, gần như không có bài thi nào mang tính phổ quát cho xã hội như tiêu chí của chương trình đưa ra ban đầu, điều này khiến Ban tổ chức phải họp bàn rất nhiều lần về cơ cấu giải thưởng mới.

Tốp 6 chung kết cuộc thi Lễ trao giải Đại sứ E-Leaning
Tốp 6 chung kết cuộc thi Lễ trao giải Đại sứ E-Leaning

Trong suốt quá trình diễn ra chương trình, Ban tổ chức cũng nhận được rất nhiều tâm thư của thí sinh mong muốn Ban tổ chức có thêm nhiều giải thưởng thể khích lệ tinh thần của những thầy cô đã đầu tư công sức vào các bài thi. Cuối cùng sau rất nhiều cân nhắc, Ban tổ chức đã quyết định xây dựng khung giải thưởng mới từ tổng giải thưởng dành cho khối phổ thông như đã công bố ở trên.

Chương trình “Tìm kiếm Đại Sứ E-Learning Việt Nam” được phát động với mục đích khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, hoặc có đam mê và mong muốn phát triển trong lĩnh vực đào tạo, tận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào giảng dạy nhằm tạo ra các khóa học trực tuyến sinh động, hiệu quả không kém các khóa học truyền thống.

Từ đó, khẳng định bản thân và lan tỏa tri thức của mình đến những người học trên khắp mọi miền đất nước, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dạy và người học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.