Chiều nay (19/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD đại học

GD&TĐ -Theo chương trình nghị sự, chiều nay (19/11), Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Ảnh minh họa/Quochoi.vn
Ảnh minh họa/Quochoi.vn

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học trước Quốc hội.

Về tên gọi, lộ trình thông qua Dự thảo Luật, theo báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội: tên gọi, phạm vi điều chỉnh và lộ trình thông qua Dự thảo Luật tuân thủ theo Nghị quyết số 34/2017/QH14 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3.

Qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, tại các phiên họp lần thứ 26, 27 của UBTVQH và tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách (tháng 9/2018) cũng như góp ý của các Đoàn ĐBQH, đa số ý kiến đều tán thành sự cần thiết, nội dung, phạm vi sửa đổi và cho rằng Dự án Luật đã đáp ứng yêu cầu, có thể trình Quốc hội xem xét thông qua.

Thực tế, mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Luật Giáo dục song Luật GDĐH chỉ tuân thủ nguyên tắc, nguyên lý cơ bản về giáo dục và đào tạo. Cho đến nay, hầu hết các nội dung giữa hai Dự thảo Luật cơ bản đã thống nhất, không có xung đột, mâu thuẫn.

Việc thông qua Luật GDĐH tại kỳ họp này là cần thiết để tạo hành lang pháp lý một cách kịp thời cho các cơ sở GDĐH phát huy tự chủ, góp phần vào đổi mới, nâng cao chất lượng GDĐH một cách thực chất.

Theo chương trình, chiều nay Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua các dự án luật gồm: Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.