Thói quen ngoáy mũi liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

GD&TĐ - Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ mối liên hệ giữa việc ngoáy mũi và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia pneumoniae. Ảnh minh hoạ.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia pneumoniae. Ảnh minh hoạ.

Trong trường hợp ngoáy mũi gây tổn thương mô bên trong, các loài vi khuẩn quan trọng có đường đi rõ ràng hơn đến não.

Khi đó, não phản ứng với sự hiện diện của vi khuẩn theo cách giống với các dấu hiệu của bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Griffith (Australia) đã tiến hành thử nghiệm với một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia pneumoniae. Loài này có thể lây nhiễm cho người và gây bệnh viêm phổi.

Loại vi khuẩn này cũng đã được phát hiện trong phần lớn não người bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí nhớ khởi phát muộn.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng, ở chuột, vi khuẩn có thể di chuyển lên dây thần kinh khứu giác (nối khoang mũi và não). Hơn nữa, khi biểu mô mũi (mô mỏng dọc theo khoang mũi) bị tổn thương, tình trạng nhiễm trùng thần kinh trở nên tồi tệ hơn.

Điều này khiến não chuột lắng đọng nhiều protein beta amyloid hơn. Loại protein này được giải phóng để đáp ứng với nhiễm trùng. Các mảng bám của loại protein này cũng được tìm thấy với nồng độ đáng kể ở người mắc bệnh Alzheimer.

"Chúng tôi là người đầu tiên chứng minh rằng, Chlamydia pneumoniae có thể đi thẳng lên mũi và vào não. Từ đó, có thể gây ra các bệnh lý như Alzheimer. Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra ở mô hình chuột. Bằng chứng này có khả năng gây sợ hãi cho cả con người", nhà khoa học thần kinh James St John từ Đại học Griffith cho biết.

Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên trước tốc độ mà C. pneumoniae xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương của chuột. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong 24 - 72 giờ. Người ta cho rằng, vi khuẩn và virus đi qua mũi là con đường nhanh chóng đến não.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn các tác động sẽ giống nhau ở người. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo dõi các manh mối đầy hứa hẹn để hiểu tình trạng thoái hóa thần kinh phổ biến này.

Việc ngoáy mũi không phải là một hành động hiếm gặp. Thực tế, có tới 9/10 người có hành động này... Song, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc ngoáy mũi và nhổ lông mũi "không phải là một ý kiến ​​hay" vì nó có thể gây tổn hại đến mô bảo vệ mũi.

Theo Science Alert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.