Cách giúp con bỏ thói quen... ngoáy mũi

GD&TĐ - Nếu bạn là cha mẹ của đứa trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi, chắc chắn bạn đã từng thấy con mình ngoáy mũi nhiều lần, thậm chí say sưa làm điều này.

Ngoáy mũi là thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ. (Ảnh: ITN).
Ngoáy mũi là thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ. (Ảnh: ITN).

Theo giới chuyên gia, ngoáy mũi là thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ và đó không phải là điều các bậc cha mẹ muốn chúng làm khi chúng lớn lên.

Tiến sĩ Steven Goudy, người sáng lập Dr. Noze Best và Nhi khoa Tai Mũi Họng (Hoa Kỳ) đã nghe rất nhiều cha mẹ than phiền về thói quen ngoáy mũi của con cái và khuyến nghị chính của ông là: “Người lớn nên dạy trẻ nhận biết khi nào thì bị nghẹt mũi và sử dụng khăn giấy.

Dạy con cách sử dụng khăn giấy và học cách xì mũi là điều rất quan trọng. Hình thành thói quen vệ sinh mũi bằng khăn giấy (hoặc đôi khi là ống tay áo) sẽ làm giảm tần suất ngoáy mũi. Nếu trẻ bị dị ứng, điều quan trọng là đảm bảo rằng mũi của trẻ cũng được giữ sạch bằng nước muối sinh lý và thuốc chống dị ứng".

Nguyên nhân trẻ thích ngoáy mũi

Theo Goudy, hầu hết trẻ em không cố ý ngoáy mũi mà rất có thể đó là do thói quen mở đường mũi. Bệnh viện Nhi đồng Los Angelos cho biết “đó là một thói quen học được và được thực hiện trong tiềm thức”.

Trẻ em cũng có thể làm điều đó bất cứ khi nào chúng buồn chán hoặc chỉ tò mò vì chúng đã quen với việc lau mũi mà không cần khăn giấy.

Cắt ngắn móng tay của con để tránh bị đào bới và chấn thương gây chảy máu mũi. (Ảnh: ITN).
Cắt ngắn móng tay của con để tránh bị đào bới và chấn thương gây chảy máu mũi. (Ảnh: ITN).

Đáng lo ngại nhất về việc ngoáy mũi là sự lây lan của vi khuẩn hoặc tác nhân virus từ tay vào đường thở (dẫn đến bệnh tật) cũng như sự kỳ thị của xã hội có thể xảy ra với việc ngoáy mũi khi trẻ lớn lên.

Điều này đặc biệt đúng khi con bạn đến tuổi đi học và được các bạn cùng lứa chú ý nếu trẻ thường xuyên ngoáy mũi. Không ai muốn bị bắt quả tang đang thọc ngón tay vào mũi mình, điều đó thật đáng xấu hổ và những đứa trẻ khác có thể mang thói quen này ra để trêu chọc.

Nhưng, thói quen ngoáy mũi có thực sự tệ đến vậy không? Tiến sĩ Goudy cho biết: “Việc phát triển thói quen làm sạch mũi bình thường ngay từ đầu là điều quan trọng. Học cách cảm nhận và kiểm soát cơ thể của mình được xem như kiến thức vệ sinh cơ bản. Ngoáy mũi cũng có thể dẫn đến chấn thương mũi và chảy máu mũi”.

Cách giúp con ngừng ngoáy mũi

Trước khi bạn bắt đầu giúp con từ bỏ thói quen khó chịu này, giới chuyên gia khuyên bạn nên tạo một mật hiệu cho việc ngoáy mũi của con. (Ảnh: ITN).
Trước khi bạn bắt đầu giúp con từ bỏ thói quen khó chịu này, giới chuyên gia khuyên bạn nên tạo một mật hiệu cho việc ngoáy mũi của con. (Ảnh: ITN).

Nếu con bạn mắc chứng ngoáy mũi mãn tính, đừng quá lo lắng, bởi đây là giai đoạn phổ biến mà trẻ nhỏ sẽ trải qua và điều đó hoàn toàn bình thường. Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ ngừng thò ngón tay lên mũi:

Mỗi khi bạn thấy con ngoáy mũi, hãy yêu cầu con dừng việc đang làm, lấy khăn giấy và đi rửa tay. Con sẽ bắt đầu phát ngán khi phải làm việc này liên tục.

Yêu cầu con mang găng tay bất cứ khi nào con ở trong nhà. Bằng cách này, con sẽ không muốn thò tay lên mũi nữa.

Giữ cho mũi của con luôn ẩm. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách nhỏ nước muối hoặc đặt máy tạo độ ẩm trong không gian con đang chơi. Nếu con không có chất nhầy khô trong lỗ mũi, con sẽ ít muốn ngoáy mũi hơn.

Hãy giữ đôi tay của con luôn bận rộn.

Cắt ngắn móng tay của con để tránh bị đào bới và chấn thương gây chảy máu mũi.

Trước khi bạn bắt đầu giúp con từ bỏ thói quen khó chịu này, giới chuyên gia khuyên bạn nên tạo một mật hiệu cho việc ngoáy mũi của con. Điều này đặc biệt hữu ích bất cứ khi nào bạn ở nơi công cộng và nhận thấy con đang ngoáy mũi.

Khi nghe thấy mật hiệu, con biết mình cần phải dừng lại và không ai xung quanh con biết bạn đang nói về điều gì. Điều này sẽ giúp giảm bớt cảm giác xấu hổ đối với con.

Cuối cùng, đừng bao giờ đặt bất cứ thứ gì lên ngón tay của con như nước sốt nóng hoặc bột ớt để ngăn cản con ngoáy mũi. Điều này vô cùng có hại và có thể khiến con phải nhập viện cấp cứu. Hãy nhớ rằng thói quen này sớm muộn sẽ chấm dứt, bạn không cần phải đe dọa hay trừng phạt con.

Theo drnozebest.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Sa cùng học trò trong giờ học. Ảnh: Phạm Tâm

'Phép màu' cho học sinh khuyết tật

GD&TĐ - Mỗi ngày đến lớp, các giáo viên tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An lại miệt mài, thầm lặng tạo nên những “phép màu”.

Minh họa/INT

Giải pháp đột phá giải ngân vốn

GD&TĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện số 115/CĐ-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn.