Thói quen khi sử dụng lò vi sóng đặc biệt gây hại mà nhiều người vô tư không biết

Thói quen khi sử dụng lò vi sóng đặc biệt gây hại mà nhiều người vô tư không biết - cần bỏ gấp kẻo hối không kịp.

Thói quen khi sử dụng lò vi sóng đặc biệt gây hại mà nhiều người vô tư không biết
Thoi quen khi su dung lo vi song dac biet gay hai ma nhieu nguoi vo tu khong biet - Anh 1

Hâm thức ăn quá lâu

Theo The Health Site, nếu nấu quá lâu trong lò vi sóng, thức ăn sẽ bị quá chín, thậm chí khô và cháy. Tốt nhất, khi cài đặt thời gian nấu, bạn hãy chọn thời gian ít nhất theo dự đoán, sau đó có thể nấu thêm nếu cần.

Sử dụng hộp nhựa

Bạn nên tránh làm nóng thức ăn trong hộp nhựa vì hầu như các loại hộp nhựa đều chứa chất độc hại như BPA khi tiếp xúc với nhiệt. Do vậy, bạn nên sử dụng hộp, bát bằng sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

Đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng

Các loại đồ sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt hay thậm chí là đồ nhựa đều có thể dùng trong lò vi sóng nhưng không phải loại hộp nhựa nào cũng an toàn. Nhựa cho lò vi sóng được sản xuất riêng với các đặc tính an toàn cho sức khỏe con người. Thông thường, khi mua đồ nhựa, các nhà sản xuất sẽ ghi chú loại mà bạn có thể sử dụng trong lò vi sóng hay không.

Cửa lò không đóng kín sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khi sóng viba bị phát tán nhiều bên ngoài mà không bị cản lại. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa thức ăn đang trong quá trình nấu, mở cửa đột ngột có thể bị bắn vào người gây bỏng cho người sử dụng.

Đậy kín hoàn toàn thức ăn khi nấu

Cũng giống như khi nấu các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc, việc đậy kín nắp khi nấu thức ăn trong lò vi sóng rất dễ làm áp suất tăng khi nhiệt độ tăng và có thể gây hiện tượng phát nổ. Đậy thức ăn khi nấu là cần thiết, nhưng hãy nhớ không được đậy kín hoàn toàn, nên để hở một chút để thoát hơi.

Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng

Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia đình hay đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh, lò nướng hoặc để gần bếp. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Thêm đó, khi lò vi sóng gây cháy nổ, việc để gần các thiết bị điện khác hoặc bếp ga cũng gây mất an toàn hơn và khó xử lý hơn khi tình trạng xấu xảy ra.

Vị trí đặt lò vi sóng an toàn là một nơi khô ráo, thoáng mát, nên đặt lò cách xa tường khoảng 10-15 cm, đặt lò ở độ cao cách mặt đất khoảng trên 80 cm.

Thoi quen khi su dung lo vi song dac biet gay hai ma nhieu nguoi vo tu khong biet - Anh 2

Mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng

Theo Reader"s Digest, khi đang nấu thức ăn, nếu mở cửa lò vi sóng đột ngột, thức ăn có thể bắn vào người, gây bỏng. Trường hợp xảy ra cháy nổ, bạn cũng không nên mở cửa lò vi sóng ngay mà phải ngắt nguồn điện trước.

Cho thức ăn không phù hợp vào lò vi sóng

Bạn không nên cho những thực phẩm được bọc kín như trứng nguyên quả, thức ăn có màng bọc kín, thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai... vào lò vi sóng vì sẽ dễ bị nổ và văng bẩn trong lò.
Trái cây, sườn, động vật vỏ cứng... cũng không nên dùng cho lò vi sóng vì sẽ bị biến đổi mùi vị và chất dinh dưỡng.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.