Thời gian cạn dần với những người mắc kẹt trong thảm họa sông băng ở Ấn Độ

GD&TĐ - Hôm nay (10/2), các quan chức Ấn Độ cho biết không còn nhiều thời gian để cứu hàng chục người đang bị mắc kẹt trong đường hầm sau trận lũ quét kinh hoàng vì vỡ sông băng ở phía bắc dãy Himalaya, Ấn Độ.

Nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian, hy vọng tìm thấy người còn sống.
Nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian, hy vọng tìm thấy người còn sống.

Hơn 170 người vẫn mất tích sau khi dòng lũ và các mảnh vỡ bị cuốn đi với tốc độ kinh hoàng đổ xuống một thung lũng vào sáng 7/2, làm hỏng cầu đường và va vào 2 nhà máy thủy điện.

Hôm nay, các quan chức cho biết đã tìm thấy 32 thi thể và có thể phải mất nhiều ngày nữa mới tìm thấy thêm các thi thể khác dưới hàng tấn đất đá và lớp bùn dày đặc.

Hiện 25 thi thể vẫn chưa được xác định danh tính. Nhiều nạn nhân là những người lao động nghèo ở cách xa hàng trăm km thuộc những vùng khác nhau của Ấn Độ.

Trọng tâm chính của chiến dịch cứu hộ lớn đang diễn ra cả ngày lẫn đêm kể cả Chủ nhật là một đường hầm gần nhà máy thủy điện bị hư hại nghiêm trọng đang được xây dựng tại Tapovan ở bang Uttarakhand.

Nhân viên cứu hộ đã chiến đấu với hàng trăm tấn bùn, đá tảng và các chướng ngại vật để cố gắng tiếp cận 34 người mà họ hy vọng còn sống trong túi khí.

Phát ngôn viên Vivek Pandey của cảnh sát biên giới nói rằng nếu 34 người còn sống, mối lo ngại lớn nhất là hạ thân nhiệt, “có thể gây tử vong trong điều kiện như vậy”. Bên ngoài đường hầm có một đội y tế túc trực với bình oxy và cáng.

Ông Shuhil Dhiman, 47 tuổi, cho biết anh rể Praveen Diwan – một nhà thầu tư nhân và là cha của 3 đứa trẻ - đã cùng 3 người khác lái xe vào đường hầm vào sáng chủ nhật khi lũ ập đến. “Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với anh ấy. Chúng tôi đã đi đến gần đường hầm nhưng có hàng tấn bùn tràn ra. Đường hầm có một độ dốc lớn và tôi nghĩ rằng nước bùn đã đi sâu vào bên trong” – ông nói.

Các chuyên gia từng cảnh báo nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu đã làm các tảng băng ở Himalaya tan ra, gây ra lở đất và việc xây dựng các con đập ở hệ sinh thái mỏng manh này là rất nguy hiểm.

Một số hình ảnh tại hiện trường sau vụ vỡ sông băng:

Thời gian cạn dần với những người mắc kẹt trong thảm họa sông băng ở Ấn Độ ảnh 1
Thời gian cạn dần với những người mắc kẹt trong thảm họa sông băng ở Ấn Độ ảnh 2
Thời gian cạn dần với những người mắc kẹt trong thảm họa sông băng ở Ấn Độ ảnh 3
Thời gian cạn dần với những người mắc kẹt trong thảm họa sông băng ở Ấn Độ ảnh 4
Theo The national news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.
Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.