Thời điểm "vàng" dạy trẻ tự lập, bạn đã biết chưa?

GD&TĐ - Dù có buồn đến đâu, cha mẹ cũng phải chấp nhận một sự thật, rằng sẽ có những lúc cha mẹ sẽ phải “nhượng bộ” thả tay để con tự bơi trong thế giới của mình.

Hãy để con có không gian riêng của mình (hình minh họa)
Hãy để con có không gian riêng của mình (hình minh họa)

Để tránh trường hợp như một số ông bố bà mẹ từng chia sẻ: cậu con trai của tôi một hôm nói như ra lệnh "cảnh cáo": Bố mẹ không được tự ý vào phòng con. Điều ấy ban đầu khiến trái tim tôi lạc lõng

Những người bạn trêu chọc ông bố, đồng thời cũng chúc mừng: "Đây là một tín hiệu tốt. Đứa trẻ biết cách bảo vệ không gian riêng tư, cũng như từ chối một cách rõ ràng, lớn lên chắc chắn sẽ là một người bản lĩnh”

Sự thực thì cha mẹ chưa sẵn sàng thoát khỏi thế giới của con. Tuy nhiên, cuộc đời là vậy, con trẻ thường tách dần khỏi cha mẹ, trước khi cha mẹ kịp nhận ra điều đó. Hãy tham khảo những gợi ý sau đây:

3 tuổi hãy để trẻ tự ăn

Một ông bố kể, khi con trai lần đầu tiên đi học mẫu giáo, con mệt mỏi sau khi tan học. Về nhà, con đòi ăn và ăn ngấu nghiến bánh quy. Xót con, ông bố lo lắng có phải đồ ăn ở trường không sạch, không đủ, con không được ăn đúng giờ. Trước khi người mẹ hỏi cô giáo thì giáo viên đã chủ động nhắn tin: "Bé nhà anh trong giờ cho ăn không chịu ngồi im, tôi không thể bắt được bé và yêu cầu ăn như các bạn khác".

Nghe câu đó xong, ông bố có chút xấu hổ vì suy nghĩ của mình. Sự thật là con ở nhà không độc lập ăn uống khi 3 tuổi. Trẻ thường được đút. Ngoài việc khó ăn độc lập, trẻ sẽ không biết ăn gì, ăn bao nhiêu. Điều này vô tình khiến trẻ mất đi cơ hội phán đoán nên ăn bao nhiêu là vừa, lúc nào đói, lúc nào no. Chung quy những đứa trẻ ăn uống tốt sẽ bị thiệt thòi khi chúng đi bất cứ đâu. 

Ăn uống là việc riêng của trẻ em. Vì vậy, cha mẹ bắt đầu từ một tuổi, cha mẹ có thể hướng dẫn bé lấy đồ ăn bằng tay. Sử dụng bộ đồ ăn đơn giản để tập luyện khoảng 2 tuổi và đến 3 tuổi có thể ăn độc lập. Hãy để trẻ trải nghiệm mùi êm dịu của hạt, độ giòn của rau và vị ngon của súp, để trẻ có thể cảm nhận được sự hấp dẫn của một bữa ăn.

5 tuổi hãy để trẻ ngủ riêng

Trên mạng gần đây có kể về một người đàn ông ở Quảng Châu 29 tuổi phải ngủ với mẹ mỗi tối. Nếu không anh sẽ không thể ngủ, mỗi khi xa mẹ phải dùng đến thuốc ngủ. Vì thói quen này mà anh chàng không dám có bạn gái. Hóa ra khi còn nhỏ, điều kiện gia đình chật chội, anh chàng ngủ cùng bố mẹ đến khi 10 tuổi, đến lúc đó thì không thể ngủ một mình khi không có mẹ.

Ngủ lâu cùng cha mẹ sẽ khiến trẻ phụ thuộc, tính tự lập kém, dễ bị tổn thương tình cảm. Theo thống kê của các nhà tâm lý học, 5 tuổi là thích hợp để trẻ tách phòng bởi tâm lý trẻ đã nhận thức được tương đối và tâm lý tình dục cũng đã phát triển.

Tuy mỗi đứa trẻ một khác, nhưng cha mẹ có thể giãn bớt khoảng cách ngủ cùng con từ 3 tuổi và tách hoàn toàn khi trẻ lên 5 và 6.

6 tuổi hãy để con tự tắm

0-6 là thời điểm quan trọng để giáo dục giới tính trẻ em. Trước 3 tuổi, phòng tắm là không gian ấm áp và các bậc cha mẹ Âu, Mỹ hay Nhật Bản thường chọn nó để giáo dục giới tính. Sau khi bé gái lên 3 tuổi, bố không còn thích hợp tắm cho con, còn mẹ vẫn có thế giúp con trai tắm rửa đến 5, 6 tuổi.

Bất kể bé trai hay gái độ tuổi lên 6 sẽ cảm thấy xấu hổ, lúng túng khi có người khác trong phòng tắm. Lúc này, cha mẹ nên chủ động rời khỏi và tôn trọng sự riêng tư của con. Hãy để con học cách tắm độc lập.

8 tuổi hãy để con có không gian riêng tư

Các nghiên cứu đã chỉ ra, 7 đến 8 tuổi là độ tuổi thích hợp để trẻ ở một mình. Từ 7 tuổi, cha mẹ nên để con ở phòng riêng. Không tự ý vào phòng vì sẽ khiến trẻ có cảm giác bị kiểm soát không gian.

Gõ cửa, một hành động tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự là tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Cảm giác ranh giới này sẽ khiến trẻ thoải mái. Một đứa trẻ được tôn trọng có thể học được cách tôn trọng người khác.

12 tuổi hãy để con vào bếp

Ở tuổi 12, trẻ đã đủ nhận thức và năng lực để thực hành an toàn. Lúc này cha mẹ có thể để con nấu những bữa ăn đơn giản. Đừng lo lắng việc trẻ bị đứt tay, bị bỏng. Đừng đổ lỗi cho con vì làm xáo trộn căn bếp. Hãy để con tự vượt qua những khó khăn nhỏ này mới giúp con có kỹ năng sống độc lập.

Như vậy, một đứa trẻ nuôi thế nào rồi cũng lớn và cuối cùng chúng sẽ buông tay rời khỏi cuộc đời mẹ cha. Còn cha mẹ cũng cần có khoảng thời gian và cuộc sống cho chính chúng ta. Hãy nên nhớ điều đó.

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.