Thỏa thuận lịch sử giữa Nhật Bản và Australia

GD&TĐ - Một hiệp ước theo nhận xét là mang tính lịch sử vừa được Nhật Bản và Australia ký kết.

Thỏa thuận lịch sử giữa Nhật Bản và Australia

Vào ngày 13 tháng 8, một thỏa thuận giữa Nhật Bản và Australia về tương tác giữa quân đội hai nước đã có hiệu lực.

Theo đó, lực lượng vũ trang của hai quốc gia này có thể "huấn luyện và hoạt động (tức là chiến đấu) trên lãnh thổ của nhau".

Trên thực tế, việc phê chuẩn thỏa thuận là một tuyên bố công khai về liên minh quân sự giữa hai quốc gia.

Xét rằng Canberra có một hiệp ước hỗ trợ quân sự với Mỹ - quốc gia đứng đầu NATO, rõ ràng Tokyo đã gián tiếp liên kết với liên minh này, mặc dù không có sự đảm bảo từ khối Bắc Đại Tây Dương.

Trong quá trình chuẩn bị cho thỏa thuận, đã có sức ép về kinh tế đối với Australia, sự gia tăng hoạt động tuần tra của Hải quân Trung Quốc gần quần đảo Senkaku (mà cả Tokyo cũng như Bắc Kinh đều coi là của mình)...

Nhật Bản và Australia đã có một hiệp ước tương trợ quân sự mang tính lịch sử.

Nhật Bản và Australia đã có một hiệp ước tương trợ quân sự mang tính lịch sử.

Theo các nhà phân tích Nhật Bản, Tokyo - trong điều kiện không liên kết và lập trường không thể đoán trước của Hoa Kỳ, cảm thấy dễ bị tổn thương trước các hành động từ một số nước trong trường hợp xảy ra xung đột.

Căng thẳng quân sự gia tăng trong khu vực cũng khiến cho các chính trị gia tại Tokyo đặc biệt lo ngại.

Rõ ràng Tokyo đang muốn nói về quần đảo Kuril, mặc dù đối với Moskva, vấn đề quyền sở hữu các hòn đảo này đã được giải quyết từ lâu, nhưng Nhật Bản với sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của mình tỏ ra rất quyết tâm bàn thảo lại vùng lãnh thổ mà Liên Xô kiểm soát kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong thời gian qua đã có khá nhiều tiếng nói về việc mở rộng Hiệp ước AUKUS (hiện bao gồm Anh - Mỹ - Australia) bằng cách kết nạp thêm Nhật Bản và tương lai sẽ bao gồm cả Hàn Quốc và Ấn Độ nhằm thành lập "NATO châu Á", động thái trên rõ ràng khiến một số cường quốc cảm thấy lo ngại.

Thủy quân lục chiến Nhật Bản diễn tập đổ bộ từ tàu đệm khí.

Theo EurAsian Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ