Thổ Nhĩ Kỳ đẩy nhanh tiến độ chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa

GD&TĐ - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tăng tốc việc chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) của riêng mình. Công việc do Công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lãnh đạo công ty, ông Faruk Yigit cho biết, nhiệm vụ chính của nhân viên hiện nay là giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài về khả năng phòng thủ tên lửa.

Cần nhắc lại rằng, trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa bằng phương án sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ankara đã nhiều lần yêu cầu Washington cung cấp cho các hệ thống phòng không này. Nhưng không nhận được sự cho phép từ Washington. Và thay vào đó là Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Bởi vậy, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ankara.

Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng họ có các giải pháp công nghệ của riêng mình để tạo ra tên lửa đánh chặn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Faruk Yigit thông tin: "Ngoài các hệ thống phòng không Hisar và Siper của chúng tôi, chúng tôi sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, thiết kế và phát triển các công nghệ của mình để tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo".

Dự kiến, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.