Thổ Nhĩ Kỳ bị tố dùng vũ khí cấm tại đông bắc Syria

GD&TĐ - Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng “vũ khí bị quốc tế cấm” ở phía bắc Syria để chống lại “hơn 30 thường dân bao gồm trẻ em” – một quan chức của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cho biết.

SDF cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng vũ khí cấm tại đông bắc Syria.
SDF cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng vũ khí cấm tại đông bắc Syria.

“Những gì đã xảy ra ở Ras al-Ain, Tal Abyad từ ngày 9/10 đến bây giờ cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ và lính đánh thuê tiếp tục không chú ý đến luật pháp và đạo đức, việc này đã đạt tới mức Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ khí cấm trên phạm vi quốc tế để chống lại người dân của chúng tôi, đồng thời nhắm vào 30 thường dân, trong đó có trẻ em, bằng những vũ khí bị cấm này” – đồng Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của SDF Abdulakarim Omar nói.

Bất chấp những tuyên bố đó, Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW) đã bỏ các cuộc điều tra nhắm vào việc sử dụng phốt pho trắng vào cuối tuần qua vì cho rằng nó không nằm trong “phạm vi điều tra” của họ. Đồng chủ tịch Bộ Y tế và Môi trường Mustafa Juan ở Bắc Syria nói rằng SDF đã chuyển hồ sơ chứng minh tuyên bố của mình cho các tổ chức quốc tế, trong đó có tổ chức “Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá quốc tế và 3 đại sứ quán châu Âu”.

“Chúng tôi nhấn mạnh, tại khu vực tự trị ở đông bắc Syria cần có lập trường trung lập và một cuộc điều tra đối với những vi phạm của Thổ Nhĩ Kỳ khi họ dùng vũ khí quốc tế cấm. Chúng tôi cũng lên án những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc che giấu việc phạm tội và cố gắng cản trở thành lập các ủy ban điều tra quốc tế” – ông Omar nói thêm.

Chiến dịch Mùa xuân hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ngày 9/10 với mục tiêu nêu ra là tạo một “vùng an toàn” ở đông bắc Syria bằng cách loại bỏ lực lượng người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý dừng chiến dịch này sau khi đạt được một thỏa thuận với Nga về các điều kiện cho “vùng an toàn” vào ngày 22/10.

Theo AMN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.