Người xưa có câu "bệnh từ miệng mà ra" là để nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận trong việc ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, việc thực phẩm nhiễm độc tố, thực phẩm bẩn đang tràn lan đến mức không kiểm soát nổi thì vấn đề này càng cần được quan tâm hơn.
Thị gà, thịt lợn và cá là những món ăn ta vẫn ăn hàng ngày. Nhưng bạn đừng vì chúng quá quen thuộc mà bỏ qua những "mặt trái" làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ba loại thực phẩm này. Đặc biệt, dù có được chế biến thành món ăn ngon đến đâu, chị em cũng nhớ "né" xa những bộ phận tưởng không độc mà "độc không tưởng" này ra nhé.
Hạch ở thịt lợn nên bỏ
Khi chọn mua thịt lợn, bạn cần chú ý quan sát kỹ xem miếng thịt có hạch không. Đặc biệt là phần thịt cổ lợn, dưới da hay xuất hiện các cục hạch nhỏ màu xám, vàng hoặc đổ sẫm. Hạch lợn chứa nhiều mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virut, nếu ăn phải hạch không những có mùi hôi khó chịu mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.
Lưu ý khi chế biến thịt
Tránh nấu thịt quá lâu
Nhiều bà nội trợ cho rằng thịt nấu càng nhừ càng tốt. Tuy nhiên, các loại acid amin, creatinine, đường và các hợp chất vô hại trong thịt khi ở nhiệt độ 200℃ - 300℃ sẽ phản ứng tạo ra amin có hương thơm, loại amin này hàm chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó 9 loại có khả năng gây ung thư.
Không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Đối với các loại thịt không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Bởi vậy, nếu xác định ăn không hết các loại thực phẩm mua về, hãy đóng gói cẩn thận và cho lên ngăn đá.
Không rửa thịt lợn bằng nước nóng
Một số người nghĩ rằng thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, mua về cần dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.
Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.