Thiếu tướng tiết lộ cách thoát cấm vận hàng không từ Nhật Bản

GD&TĐ - Nhật Bản sẽ không còn cung cấp các sản phẩm thép và nhôm cùng với linh kiện trong ngành hàng không cho Nga.

Thiếu tướng tiết lộ cách thoát cấm vận hàng không từ Nhật Bản

Ngoài vật liệu, chính phủ Đất nước Mặt trời mọc còn quyết định cấm xuất khẩu sang Liên bang Nga các linh kiện cho ngành hàng không và vũ trụ, bao gồm máy bay không động cơ, hệ thống phanh máy bay, máy bay không người lái, khí cầu, thiết bị định vị và khảo sát.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 7/4.

Trước diễn biến trên, Thiếu tướng, phi công quân sự danh dự của Nga - ông Vladimir Popov, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE) đã làm rõ về việc các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ gây tác dụng như thế nào đối với hàng không Nga.

Người đối thoại của ấn phẩm PE nói rằng hàng không Nga chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn trước việc Nhật Bản đình chỉ cung cấp hàng hóa cần thiết, nhưng vì Moskva đã chịu ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt trong thời gian dài nên có thể mua phụ tùng thay thế thông qua một nước thứ ba.

Ngoài ra Liên bang Nga sẽ tiếp tục đẩy mạnh thay thế nhập khẩu, sử dụng các biện pháp công nghệ mới để có được những bộ phận cần thiết. Bên cạnh đó, ông Popov còn tiết lộ rằng vẫn còn hàng trong kho vì chúng được mua gom từ trước.

Thiếu tướng Vladimir Popov tự tin Nga sẽ vượt qua lệnh cấm vận hàng không của Nhật Bản.

Thiếu tướng Vladimir Popov tự tin Nga sẽ vượt qua lệnh cấm vận hàng không của Nhật Bản.

“Tôi không thấy điều gì 'siêu nhiên', mặc dù sẽ có những khó khăn. Có thể cần phải quay lại các hệ thống quán tính cỡ nhỏ mà Nga đã tự phát triển cho máy bay không người lái của mình khi không có sự tham gia của phương Tây".

"Tôi không nhìn thấy trong một tình huống vô vọng. Điều này sẽ gây ra ít nhiều rắc rối, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tìm ra lối thoát”, phi công quân sự danh dự của Liên bang Nga tự tin cho biết.

Ông Popov lấy ví dụ về máy bay không người lái Tu-143 Rejs và Tu-141 Striz do Liên Xô sản xuất. Những UAV này vẫn đang phục vụ tại một số quốc gia và thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

“Chúng ta còn lực lượng, phương tiện và khả năng tốt. Đây không phải là một tình huống vô vọng.

Hãy quay lại với những phương pháp cũ, chúng vẫn đang hoạt động, thực tế còn rẻ hơn nhiều lần và hiệu quả sẽ không giảm”, Thiếu tướng Popov tổng kết.

Theo PolitExpert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ