Thiếu ngủ giúp... cải thiện tâm trạng ở một số người

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một nghiên cứu do Trường Y khoa Perelman, Đại học Pennsylvania, Philadelphia (Mỹ) dẫn đầu, đã tìm hiểu về một hiện tượng có vẻ mâu thuẫn.

Thiếu ngủ giúp... cải thiện tâm trạng ở một số người

Đó là thiếu ngủ dẫn đến cải thiện tâm trạng ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm.

Nghiên cứu được xuất bản trên PNAS.

Nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ hoạt động của vùng não thông qua hình ảnh cộng hưởng từ chức năng ở trạng thái nghỉ ngơi.

Từ đó, xem lý do tại sao một số người nhận được một sự thúc đẩy lành mạnh từ tình trạng thiếu ngủ.

Nghiên cứu phát hiện, một đêm thiếu ngủ hoàn toàn đã tăng cường khả năng kết nối của amygdala với vùng vành cung vỏ não trước trán. Điều đó tương quan với tâm trạng tốt hơn ở một số người khỏe mạnh và bệnh nhân trầm cảm.

Nhóm đã thực hiện các thí nghiệm về tình trạng thiếu ngủ trên cả những người khỏe mạnh (n=38) và bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng (n=30), cùng với 16 người thuộc nhóm đối chứng được ngủ không gián đoạn.

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra tác động của việc thiếu ngủ hoàn toàn (TSD) đối với tâm trạng và mạng kết nối chức năng.

Các thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu tịnh tiến lâm sàng, Bệnh viện Đại học Pennsylvania trong 5 ngày liên tiếp.

Tất cả những người tham gia đã trải qua ba phiên quét rs-fMRI. Mỗi người tham gia đã thu được tổng cộng 210 hình ảnh fMRI.

Những người tham gia đã trải qua ba phiên quét fMRI ở trạng thái nghỉ trong 5 ngày.

Lần quét đầu tiên diễn ra sau một đêm ngủ bình thường.

Trong các nhóm TSD, những người tham gia có phiên quét thứ 2 vào sáng ngày thứ 3 sau khi không ngủ.

Sau đó, những người tham gia được phép ngủ ngon 2 đêm.

Họ có buổi quét cuối cùng vào sáng ngày thứ 5.

Đúng như dự đoán, hầu hết những người tham gia đều thể hiện tâm trạng xấu đi ngay sau khi mất ngủ 1 đêm.

13 trong số 30 (43%) người tham gia bị trầm cảm đã cải thiện tâm trạng.

Trong khi đó, 17 người tham gia còn lại trải qua tâm trạng xấu đi hoặc không thay đổi sau một đêm TSD.

Sau 1 đêm ngủ ngon, 20 người tham gia mắc chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu đã cải thiện tâm trạng.

Những người tham gia còn lại trải qua tâm trạng xấu đi hoặc không thay đổi.

Kết nối hạch hạnh nhân với vùng vành cung vỏ não trước trán tăng đáng kể ở những bệnh nhân có tâm trạng được cải thiện.

Song, sự kết nối này được phát hiện ít hơn ở những người có tâm trạng không cải thiện.

Hạch hạnh nhân là cốt lõi của phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, xử lý các kích thích gây sợ hãi hoặc đe dọa. Đồng thời, truyền tín hiệu cho các phần khác của não để thực hiện hành động phản ứng.

Vùng vành cung vỏ não trước trán có liên quan đến cả “cảm xúc” và “nhận thức”. Theo các nhà nghiên cứu, một lời giải thích tiềm năng cho sự khác biệt về ảnh hưởng của TSD có thể nằm ở thời lượng giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM).

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ