Thiếu cơ sở pháp lý, Vĩnh Phúc dừng triển khai đề án ‘Thư viện mở’ bằng ngân sách

GD&TĐ - Ngày 30/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc họp cho ý kiến về việc dừng triển khai Đề án xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Đề án xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện cho các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương triển khai tại Thông báo số 769, ngày 19/10/2022. Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2480, ngày 13/12/2022 và điều chỉnh tại Quyết định số 755, ngày 6/4/2023.

Tổng kinh phí dự kiến hơn 271 tỷ đồng, thực hiện tại 361 trường trong giai đoạn 2023-2024. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ gần 190 tỷ đồng, còn lại là kinh phí từ nguồn ngân sách cấp huyện, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.

Việc triển khai đề án được đánh giá là thiết thực, nhằm cụ thể hóa chủ trương Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 329 và Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1373.

Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai đề án chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý, do vậy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho tạm dừng thực hiện ở giai đoạn này và chỉ thực hiện sau khi có đầy đủ các cơ sở pháp lý.

Cho ý kiến vào một số nội dung điều chỉnh Đề án xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện cho các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An đồng ý chủ trương dừng đầu tư bằng ngân sách Nhà nước để xây dựng công trình tạo không gian đọc sách như mục tiêu đề án.

Ông Dương Văn An lưu ý, đối với những nơi có điều kiện xây dựng không gian đọc sách ngoài trời hấp dẫn, bảo đảm hiệu quả và huy động được nguồn xã hội hóa thì có thể tiếp tục triển khai, thực hiện.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh, các cơ quan liên quan, địa phương, nhà trường tiếp tục phát huy cơ sở vật chất hiện có của các nhà trường để khuyến khích, động viên, thúc đẩy, lan tỏa nhu cầu, thói quen, kỹ năng tìm, đọc sách trong học sinh.

Chú trọng nâng cấp hệ thống thư viện trường học theo hướng chuẩn hóa gắn với xu thế chuyển đổi số, xu hướng kiến trúc xanh, thân thiện môi trường. Duy trì, đổi mới nội dung, thời gian, lịch biểu học tập, sinh hoạt tập thể, học tập chuyên đề trong các nhà trường nhằm truyền tải văn hóa đọc, tạo hứng thú, say mê đọc sách và khơi dậy tinh thần đọc sách cho học sinh.

Cùng với đó, trong quá trình đầu tư các công trình, thiết chế văn hóa công cộng cần chú ý lồng ghép các nội dung để phát triển văn hóa đọc. Các nhà trường, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cần phát động phong trào đọc sách, thi kể chuyện sách... phát huy hiệu quả phòng đọc sách ở các Làng văn hóa kiểu mẫu để thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhân dân.

Hội nghị cũng cho ý kiến về công tác cán bộ và một số nội dung quan trọng khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.