Thiết kế chương trình riêng giáo dục giới tính

GD&TĐ - Nội dung giới tính từ lâu đã được đưa vào trường học. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường THPT còn lúng túng khi đưa nội dung này vào giảng dạy; đặc biệt, giáo viên còn thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy vấn đề nhạy cảm này.

Thiết kế chương trình riêng giáo dục giới tính

Mưa dầm thấm lâu

Nói về thực trạng giáo dục giới tính trong trường phổ thông hiện nay, cô Dương Thị Oanh - giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (Đồng Nai) - cho biết: Do chưa có môn học riêng nên hiên nay giáo dục giới tính được lồng ghép vào một số môn như Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lí...

Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của học sinh. Đội ngũ giáo viên chuyên trách về vấn đề này hầu như chưa có...

Cô Oanh cho rằng, dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần có những chương bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính. Đặc biệt, cần đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một cách hiệu quả.

Về phía nhà trường, nên tổ chức các chuyên đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản để nâng cao kiến thức cho giáo viên, cập nhật những thông tin mới phù hợp với học sinh; tăng tính thuyết phục và tạo hứng thú học tập cho học sinh với nội dung này.

"Tôi cho rằng, sự cần thiết trang bị cho học sinh kiến thức về vấn đề giới tính là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá tham lam đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học; phải làm sao để giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học theo kiểu "mưa dầm thấm lâu"" - cô Oang nêu quan điểm.

Thiết kế chương trình giáo dục giới tính trên internet

Khăng định sự cần thiết đưa những vấn đề về giới tính, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng chống HIV/AIDS... vào trường học một cách bài bản, ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) - khẳng định:

Từ nhiều năm trước đây, chúng tôi đã cho rằng, chương trình giáo dục về sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên cần được xây dựng thành môn học riêng, nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng sống cơ bản một cách hệ thống.

Tuy nhiên, do chương trình giáo dục và dạy học chính thức trong nhà trường khá nặng nên Bộ GD&ĐT cho rằng, cách tích hợp vào các môn học Giáo dục công dân, Địa lý, Sinh học, … là khả thi hơn.

Ở các nước tiên tiến, từ cấp trung học, chương trình này được thiết kế thành môn riêng chứ không tích hợp như ở ta và chứng tỏ rằng cách như thế đạt hiệu quả cao hơn.

Hy vọng, với cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian tới việc giáo dục nói chung và giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản nói riêng sẽ được cải thiện nhiều hơn.

Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên, ông Nguyễn Văn Tân cho biết, một mặt, Tổng Cục dân số đã kiến nghị với Bộ GD&ĐT nâng cao chất lượng chương trình giáo dục tích hợp này thông qua việc bồi dưỡng giáo viên, đưa nội dung của chương trình này vào trong đánh giá, sát hạch kết quả học tập của học sinh, sinh viên…

Mặt khác, trong điều kiện bùng nổ các phương tiện truyền thông đa phương tiện ở nước ta hiện nay, Tổng Cục đang thiết kế chương trình giáo dục riêng trên mạng internet để cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành một các có hệ thống cho vị thành niên và thanh niên. "Chương trình hiện đang được xây dựng và thử nghiệm" - ông Nguyễn Văn Tân thông tin.

HSSV có thể tiếp cận được các chuyên gia tốt nhất

Liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính trong trường học, đội ngũ nhân viên tư vấn tâm lý học đường có vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, đội ngũ này đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng

Đồng ý với thực trạng trên, theo ông Nguyễn Văn Tân, vấn đề này cần được cải thiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho một đội ngũ rất đông đảo như vậy là một vấn đề lớn cần có nhiều nguồn lực và thời gian.

"Chúng tôi cho rằng, xây dựng các trang web, các tổng đài tư vấn trực tuyến qua internet là một giải pháp khả thi hơn trong điều kiện hiện nay.

Bộ Y tế đã có kế hoạch xây dựng các trang web và các tổng đài này và sẽ đưa vào phục vụ trong thời gian tới để giúp các bạn dù ở nơi nào cũng nhận được những thông tin chuẩn, những tư vấn từ các chuyên gia tốt nhất" - Ông Nguyễn Văn Tân cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.