Thiết bị dạy học tự làm cần bảo đảm thiết thực, hiệu quả

Thiết bị dạy học tự làm cần bảo đảm thiết thực, hiệu quả

(GD&TĐ) - Sáng nay 2/11, tại thành phố Điện Biên, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo triển khai thí điểm Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm GD Mầm non và phổ thông” giai đoạn 2010-2015, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. Tham dự có lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng, cán bộ Đề án, cùng đại biểu đại diện 5 Sở GD-ĐT tiêu biểu các vùng miền trong cả nước đã thí điểm triển khai thiết bị dạy học (TBDH) tự làm.

Sự cần thiết         

Trước toàn thể Hội thảo, Cục phó Cục CSVC Phạm Ngọc Phương đã báo cáo: Trong giai đoạn 2002-2009 cùng với quá trình đổi mới chương trình, tất cả các trường phổ thông trong toàn quốc đã được trang bị đầy đủ TBDH, đảm bảo nhu cầu tối thiểu theo danh mục TBDH đã được Bộ GD-ĐT ban hành.

Qua thời gian sử dụng các TBDH này đã được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên việc mua sắm bổ sung, thay thế hàng năm các TBDH này hiện gặp một số khó khăn như nguồn cung cấp thiết bị, các chi tiết lẻ, kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa, phương pháp sửa chữa khắc phục các thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng...vv.

Trong điều kiện này, giải pháp tự làm TBDH, tự sửa chữa, tự cải tiến TBDH đã góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu, bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế hoặc cải tiến các thiết bị hư hỏng, mất mát, sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương, cơ sở GD là cần thiết.

Thực tế, một số GV đã sáng tạo cả các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm Hoá học, Vật lí, Sinh học…rất có ý nghĩa và đạt hiệu quả trong việc dạy các thí nghiệm khó thực hiện được trong thực tế của điều kiện dạy học.

Nhận thức được tầm quan trọng của TBDH tự làm, hiện nay nhiều tỉnh, thành phố đã phát triển phong trào tự làm TBDH, tạo thành một hoạt động sư phạm sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tự làm TBDH đã khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ GV.

Thông qua phong trào, một số lượng lớn các TBDH tự làm đã được ứng dụng trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên các hoạt động tự làm TBDH chưa thường xuyên, chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương và đặc biệt là chưa có cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ của các cấp quản lý GD.

Đại biểu tham dự
Đại biểu tham dự

Vì vậy, Đề án “Phát triển TBDH tự làm GD Mầm non và phổ thông” giai đoạn 2010- 2015 nhằm xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý và các cơ chế chính sách để thúc đẩy việc tự làm TBDH trở thành các hoạt động sư phạm thường xuyên, góp phần tạo ra các TBDH tự làm mới, cải tiến, sửa chữa các TBDH đã có trong các trường học Mầm non và phổ thông. Đồng thời, khuyến khích GV tích cực sử dụng hiệu quả các TBDH đang ngày càng được trang bị và tự làm nhiều hơn trong các nhà trường.

Khó khăn về kinh phí và nguồn lực

Tại Hội thảo này, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn trong việc triển khai thí điểm Đề án. Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cho biết: Biên chế viên chức làm công tác THDH còn rất thiếu nên bản thân các trường phải bố trí GV kiêm nhiệm nhưng hoàn toàn không được hưởng phụ cấp ưu đãi. Nguyên do nguồn cung còn thiếu hoặc do đặc thì GD của từng địa phương.

Thêm vào đó GV kiêm nhiệm không có chuyên môn nên hạn chế nhất định trong việc bảo quản cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Nhiều trường, TBDH làm ra rất tốt, phục vụ đắc lực cho việc dạy và học nhưng phạm vi sử dụng mới chỉ bó hẹp trong phạm vi trường, chưa được nhân rộng.

Phó GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Nguyễn Sỹ Quân thì cho rằng với tỉnh miền núi nghèo như Điện Biên, với 12.000 GV hưởng chế độ 500.000 đồng/người/năm đã ngốn hết 6 tỉ. Song Điện Biên vẫn tiến hành triển khai đại trà nhưng không cào bằng, có chọn lọc, triển khai ở tất cả các cấp. Nhưng quan trọng sẽ kéo phụ huynh HS, GV, SV sư phạm và HS chuyên cùng vào cuộc.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận tại Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận tại Hội thảo

Phó GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định Đỗ Anh Xô mong muốn Bộ cần có hướng dẫn để khi tổ chức các cuộc thi TBDH tự làm ở cơ sở không có sự lúng túng khi vận dụng tiêu chí đánh giá. Thêm vào đó, định mức chi tối thiểu của Nam Định chỉ trong chi thường xuyên nên có được ngân sách hỗ trợ từ trung ương càng nhiều càng tốt. Phó Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD-ĐT Thừa Thiên- Huế cũng bày tỏ quan điểm: Với những đơn vị chọn thí điểm, nếu chỉ có nguồn kinh phí từ chi GD thường xuyên sẽ khó triển khai đại trà, cần có kinh phí hỗ trợ của trung ương.

Bên cạnh khó khăn về kinh phí, thiếu nguồn lực cũng là vấn đề “nóng” được các đại biểu đề cập. Trưởng phòng Phổ thông, Sở GD-ĐT Lâm Đồng Trương Đình Chiến chia sẻ: Ở Lâm Đồng, các trường THCS và THPT có một lượng lớn THDH trang bị đại trà theo danh mục TBDH tối thiểu nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập như thiếu kho chứa, thiếu phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt là thiếu cán bộ chuyên trách làm công tác TBDH. Đây cũng là ý kiến của đại diện GD Điện Biên vì nguồn lực cán bộ triển khai khó khăn, rất mong muốn nhân viên TBDH phải được đào tạo bài bản, có khoa ngành cơ bản...vv.

Việt Hoa

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận:

- Phát triển TBDH tự làm GD Mầm non và phổ thông, coi đây là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ của GV, của trường, của Sở, góp phần đổi mới PPDH.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cải tiến, bảo quản, khai thác, sửa chữa, sử dụng, động viên, khuyến khích GV và HS tham gia, TBDH phải thật phong phú, ít nhất đáp ứng tối thiểu và càng nhiều càng tốt.

- Các trường học cần rà soát lại danh mục TBDH tối thiểu xem đã đủ chưa, hiệu qủa sử dụng như thế nào, cái nào hỏng cần sửa chữa hoặc phải thay mới, hoặc cải tiến để nâng cao giá trị sử dụng. Cần nâng cao hiệu qảu sử dụng…vv.

Quan điểm chỉ đạo:

- Khai thác sử dụng hiệu quả các TBDH đã được trang bị theo danh mục tối thiểu kết hợp với hoạt động tự làm TBDH để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới PPDH.

- Đẩy mạnh và phát triển các hoạt động tự làm TBDH thành một hoạt động sư phạm thường xuyên trong các trường học ở các cấp học Mầm non và phổ thông.

 - Đầu tư cho các hoạt động tự làm TBDH phải đảm bảo hiệu quả và theo đúng các quy định của nhà nước; Các TBDH tự làm phải đảm bảo nội dung chất lượng và hiệu quả phục vụ giảng dạy, đồng thời giảm được ngân sách Nhà nước chi cho mua sắm trực tiếp các TBDH khi TBDH tự làm thay thế được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.