Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh: “Xén” đất giáo dục quy hoạch nhà ở?

GD&TĐ - Công ty TNHH Thanh Sơn - đơn vị đầu tư Trường THPT Yên Hưng vô cùng bất ngờ khi UBND thị xã Quảng Yên gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép lập quy hoạch nhóm nhà ở trên phần diện tích đất đã được quy hoạch để mở rộng trường từ năm 2006.

Trường THPT Yên Hưng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (2015 - 2020)
Trường THPT Yên Hưng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (2015 - 2020)

Thị xã chủ trương, nhà trường phản đối

Với mục tiêu chỉnh trang, nâng cấp, tạo nguồn thu đầu tư hạ tầng đô thị, UBND thị xã Quảng Yên đã có Công văn số 1967/UBND ngày 29/8/2018, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép lập quy hoạch nhóm nhà ở tại phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên với tổng diện tích khoảng 1.300 m2.

Đây là khu đất nằm xen kẹp giữa đường Bạch Đằng (đường tỉnh lộ 388) và Trường THPT Yên Hưng. Phần diện tích 900m2 đất đã được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt là đất giáo dục giao cho Trường THPT Yên Hưng từ năm 2006 nằm trong tổng diện tích 1.300 m2 trên. Việc làm này của thị xã Quảng Yên vấp phải sự phản đối của Công ty TNHH Thanh Sơn (Cơng ty Thanh Sơn), đơn vị đầu tư xây dựng Trường THPT Yên Hưng.

Trường THPT Yên Hưng được thành lập từ năm 2000, tên gọi đầu tiên là Trường THPT dân lập Yên Hưng có địa chỉ tại phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên. Năm 2001, Trường THPT Yên Hưng được UBND tỉnh Quảng Ninh giao gần 10.000 m2 để xây dựng trường. Phần diện tích đất này đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 335925 ngày 25/7/2003.

Công ty Thanh Sơn đã 18 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Công ty đã thành lập 5 trường học các cấp với hơn 5.000 học sinh, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 100 giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Trường THPT Yên Hưng có hơn 1.200 học sinh, được coi là trường có chất lượng giáo dục tốt trong khu vực.

Năm 2005, do số lượng học sinh tăng lên, Trường THPT Yên Hưng đã làm đơn đề nghị UBND thị xã Quảng Yên, UBND tỉnh Quảng Ninh cấp bổ sung diện tích đất để mở rộng trường học. Đến năm 2006, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch bổ sung 864m2 đất ngoài hàng rào phía Đông của trường (đoạn đất giáp đường Bạch Đằng - PV) cho Trường THPT Yên Hưng. Cũng từ năm 2006, Trường THPT Yên Hưng đã xây dựng tường bao kiên cố bao quanh khu đất theo ranh giới được cấp bổ sung.

Năm 2013, Trường THPT Yên Hưng đã làm thủ tục xin điều chỉnh ranh giới giao đất và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trên toàn diện tích được giao. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho rằng một phần khu đất phía Đông của trường nằm trong hành lang tuyến đường sắt Uông Bí - Tiền Phong nên không thể cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho nhà trường.

Hơn chục năm qua, từ khi được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch bổ sung gần 900m2 đất nói trên, quang cảnh của Trường THPT Yên Hưng thêm rộng rãi, khang trang. Phần diện tích đất đó được nhà trường làm sân bóng đá, sân thể thao, trồng cây xanh…

Phần diện tích gần 900m2 thị xã Quảng Yên xin chủ trương lập quy hoạch nhà ở đang là sân vận động và cây xanh của Trường THPT Yên Hưng
Phần diện tích gần 900m2 thị xã Quảng Yên xin chủ trương lập quy hoạch nhà ở đang là sân vận động và cây xanh của Trường THPT Yên Hưng

Có thấu tình, đạt lý?

Cho rằng, chủ trương của thị xã Quảng Yên là không hợp lý, ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục của trường, lãnh đạo Công ty Thanh Sơn đã gửi đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh. Ông Trần Văn Hán, Giám đốc Công ty Thanh Sơn chia sẻ: “Nhà trường dự định xây dựng một xưởng thực hành để học sinh học nghề. Nếu bị thu hồi đất, chúng tôi sẽ không đủ diện tích để thực hiện. Hơn nữa, Trường THPT Yên Hưng đã được công nhận Trường chuẩn quốc gia giai đoạn I (2015 - 2020), nếu thị xã thu hồi đất thì tiêu chí về diện tích của nhà trường là không đạt”.

Cũng theo ông Trần Văn Hán, thị xã Quảng Yên không thông qua ý kiến của doanh nghiệp khi rà soát và báo cáo tỉnh xin lập quy hoạch nhà ở tại khu đất trên. “Đây không phải lần đầu tiên UBND thị xã Quảng Yên “đe” lấy đất của chúng tôi. Năm 2012, thị xã đã có văn bản về việc lập quy hoạch tái định cư tại khu vực Trường THPT Yên Hưng và đề nghị Công ty Thanh Sơn đồng thuận dành lại một phần đất giáp đường Bạch Đằng để quy hoạch khu dân cư tự xây và bố trí tái định cư. Sau đó, chúng tôi kiến nghị đến cơ quan chức năng nên tỉnh Quảng Ninh đã không thu hồi diện tích đất trên”.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó phòng Quản lý đô thị, thị xã Quảng Yên cho rằng: UBND thị xã mới chỉ rà soát và báo cáo UBND tỉnh xem xét và cho ý kiến để lập quy hoạch nhóm nhà ở. Việc này vừa tăng thu ngân sách cho thị xã, vừa làm đẹp thêm cảnh quan đô thị. Nếu UBND tỉnh cho rằng quy hoạch nhà ở tại phần đất đó là không phù hợp, chúng tôi sẽ không làm.

Về vấn đề này, ngày 17/9/2018, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh đã có Công văn số 3308/SXD gửi UBND tỉnh, nêu rõ: Việc UBND thị xã Quảng Yên đề nghị lập quy hoạch nhóm nhà ở tại phường Quảng Yên là không phù hợp. Do quy hoạch mở rộng Trường THPT Yên Hưng đã được tỉnh phê duyệt năm 2006. Mặt khác, trong Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm thị xã Quảng Yên (phân khu A4) được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 3336/QĐ- UBND ngày 28/8/2018 thì khu đất mà thị xã Quảng Yên đề xuất lập quy hoạch nhóm nhà ở được quy hoạch là đất giáo dục.

Ý kiến của Sở Xây dựng về vấn đề trên đã quá rõ, tuy nhiên trong buổi làm việc mới đây với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Toàn Thắng vẫn khẳng định chưa biết đến công văn trên của Sở Xây dựng (?).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.