Tất cả những người tham gia thị trường khí đốt cần phải làm quen với sự biến động dữ dội của giá cả ở châu Âu, bởi vì nó sẽ vẫn trên bờ vực khủng hoảng trong khoảng thời gian vài năm tới.
Phóng viên cấp cao chuyên về mảng năng lượng của hãng tin Bloomberg - ông Steven Stapzinski đã đưa ra ý kiến này và lập tức thu hút sự quan tâm sâu sắc.
Chỉ riêng khả năng xảy ra đình công ở Australia, trong trường hợp xấu nhất, có thể ảnh hưởng tới khoảng 10% nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của thế giới, gây ra sự gia tăng mạnh về giá trong tương lai.
Đình công của các công nhân ngành năng lượng không phải là yếu tố nghiêm trọng và những năm trước đây thường không gây ra phản ứng mạnh mẽ như vậy trên thị trường.
Các công đoàn vẫn chưa hoàn thành cuộc bỏ phiếu của họ và sẽ mất một khoảng thời gian trước khi hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi tiềm ẩn ảnh hưởng đến việc xuất khẩu LNG.
Nhưng các nhà sản xuất khí đốt vẫn sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận để giảm thiểu tác động đối với người mua của họ. Khách hàng lớn nhất của Australia bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn bình tĩnh và không vội tìm đối tác thay thế.
Châu Âu đang lo lắng thái quá về những diễn biến của thị trường khí đốt? |
Tuy nhiên phản ứng ở châu Âu, nơi nhập khẩu nhiên liệu siêu lạnh tăng 60% vào năm ngoái để thay thế khí đốt theo đường ống dẫn của Nga sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực lại không được bình tĩnh như vậy, tờ Bloomberg viết.
Các thương nhân của lục địa này trở nên đặc biệt nhạy cảm đối với bất kỳ điều gì, bất kỳ yếu tố, tin tức hoặc hiện tượng nào có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất hoặc xuất khẩu.
Họ tin rằng châu Âu cần tiếp tục thu hút nguồn cung năng lượng, đặc biệt là vì các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ khó giảm mức tiêu thụ hơn nữa so với những gì họ đã làm.
Những lo lắng đó phát huy tác dụng trong suốt mùa hè, khi Na Uy kéo dài một số công việc bảo trì trên các mỏ khí đốt, khiến giá tăng cao bất chấp lượng nhiên liệu tồn kho cao hơn bình thường và nhu cầu đình trệ.
Sự biến động sẽ kéo dài trong nhiều năm do cung và cầu LNG trên toàn thế giới vẫn mất cân bằng cho đến ít nhất là năm 2026, khi các nhà máy lớn phục vụ xuất khẩu mới xây dựng đi vào hoạt động.
Do vậy bất kỳ rủi ro nào liên quan đến nguồn cung trong tương lai - cho dù khó xảy ra - đều có thể khiến giá tăng đột biến. Và cũng nhanh như khi chúng đi lên, giá cả cũng có thể đi xuống tương ứng.
Trên thực tế, điều đó đã xảy ra khi thị trường khí đốt của châu Âu được điều hành bởi những thương nhân đầy lo lắng - những người đã luôn nhượng bộ và gieo rắc sự cường điệu.
Dự trữ khí đốt của châu Âu đã đầy 90%, vượt xa mục tiêu cho ngày 1/11, nghĩa là có thể không đủ chỗ chứa để tiếp tục hoạt động nhập khẩu thêm.
Hay nói cách khác, có thể xảy ra tình trạng thừa cung tạm thời cho đến khi thời tiết mùa đông lạnh giá làm cạn kiệt dự trữ. Điều này là để làm cho thị trường nhiên liệu trông giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc.
Dự án đường ống Power of Siberia dài 3.000 km dẫn khí đốt từ Nga tới Trung Quốc. |