Thi thử, chất lượng thật

GD&TĐ - Thi thử tốt nghiệp THPT ngày càng phổ biến, được tổ chức bài bản tại các nhà trường, địa phương.

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: Thế Đại
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: Thế Đại

Hoạt động này nhằm giúp học sinh tập dượt, làm quen, thử sức với các dạng bài tương tự như kỳ chính thức; đồng thời là căn cứ quan trọng giúp các trường điều chỉnh công tác ôn tập cho hiệu quả hơn.

Tổ chức nghiêm túc như thi chính thức

Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết: Để đánh giá chất lượng dạy học và đề ra các biện pháp phù hợp cho công tác ôn tập Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021 -2022, Sở GD&ĐT Hòa Bình tổ chức 2 đợt thi thử tốt nghiệp THPT. Đợt 1 diễn ra vào ngày 16 - 17/4, nội dung đề thi giới hạn đến giữa học kỳ II (tuần 30) năm học 2021 - 2022. Đợt 2 diễn ra vào ngày 21 - 22/5, nội dung đề thi trong toàn bộ chương trình cấp học.

Quy định về coi thi, chấm thi được vận dụng theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, bảo đảm trung thực, khách quan đánh giá đúng chất lượng bài thi của thí sinh. Kết quả thi thử nhằm giúp các trường học có căn cứ điều chỉnh kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp phù hợp. Cần chia học sinh theo từng nhóm để tiến hành ôn tập; đặc biệt quan tâm tới em trong diện bị trượt và đề ra các biện pháp cụ thể hỗ trợ nhằm nâng cao kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới..

Cho đến nay, học sinh khối 12 năm học 2021 - 2022 của Trường THPT Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) đã trải qua 2 đợt thi thử tốt nghiệp THPT. Đợt đầu tiên diễn ra vào ngày 22/1 với sự tham gia của 512 học sinh. Kết quả từ kỳ thi này, có 98% học sinh đạt điểm xét tốt nghiệp (do một số thí sinh F0 không thể dự thi).

Đợt thứ 2 diễn ra ngày 2 - 3/4 và  đang trong quá trình chấm thi. Nhà trường dự kiến tổ chức thêm đợt thi thử thứ 3 vào đầu tháng 6. Qua kỳ thi, nhà trường đánh giá lại quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh; phân loại học sinh để có giải pháp ôn tập trong giai đoạn tiếp theo.

Thi thử tốt nghiệp THPT giúp học sinh điều chỉnh cho kỳ thi thật. Ảnh minh họa
Thi thử tốt nghiệp THPT giúp học sinh điều chỉnh cho kỳ thi thật. Ảnh minh họa

Chia sẻ kinh nghiệm để tổ chức có chất lượng kỳ thi này, thầy Hoàng Minh cho rằng: Trước hết, cần chọn thời điểm tổ chức phù hợp (học sinh không tham gia kiểm tra định kỳ, không tham gia những cuộc thi do các cấp tổ chức…). Đề thi được các tổ chuyên môn tham mưu trên cơ sở tiệm cận đề tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT và đề thi tốt nghiệp THPT chính thức hằng năm.

Dù thi thử nhưng công tác tổ chức coi, chấm nghiêm túc, bảo đảm khách quan, công bằng và tính chính xác cao. Sau khi có kết quả, nhà trường tổ chức phân nhóm để ôn tập (giỏi, khá, trung bình, yếu) và có khen thưởng cho học sinh đạt thủ khoa bài thi, môn thi và tổng điểm các bài thi.

“Trường THPT Phú Bài hằng năm đều tổ chức từ 2 - 3 lần thi thử. Qua mỗi lần tổ chức giúp học sinh đánh giá đúng năng lực của mình, có tâm lý vững vàng để chuẩn bị tham gia kỳ thi chính thức; đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm trong phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài thi, trả lời phiếu trắc nghiệm...

Nhờ đó những năm vừa qua, tỷ lệ tốt nghiệp tốt nghiệp THPT của nhà trường luôn cao hơn mặt bằng chung toàn tỉnh và toàn quốc. Năm 2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của trường là 100%, tỷ lệ tổ hợp các môn xét điểm đại học đạt 97%” - thầy Hoàng Minh chia sẻ.

Học sinh sẽ được rèn luyện về tâm lý, kiến thức ở các kỳ thi thử. Ảnh minh họa: Thế Đại
Học sinh sẽ được rèn luyện về tâm lý, kiến thức ở các kỳ thi thử. Ảnh minh họa: Thế Đại

Từ mục tiêu để có cách tổ chức phù hợp

Theo nhận định của ông Nguyễn Vinh San, Trưởng Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, hoạt động tổ chức các kỳ thi thử đại học trước đây và thi thử tốt nghiệp/khảo sát chất lượng hiện nay cho học sinh lớp 12 không mới. Các trường THPT luôn tìm giải pháp khác nhau để hỗ trợ cho học sinh của mình có được kết quả học tập tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Tuy nhiên, mức độ và cách thức thực hiện ở các trường và địa phương không giống nhau. Có nơi thì tổ chức thành một kỳ thi cấp trường, có nơi tổ chức lồng ghép thông qua các đợt thi học kỳ, kiểm tra thường xuyên.

Việc tổ chức kỳ thi thử có cần thiết hay không, theo ông Nguyễn Vinh San, phụ thuộc vào điều kiện thực tế ở mỗi trường học và địa phương. Để tổ chức kỳ thi thử hiệu quả, trước hết cần xác định mục tiêu của kỳ thi này là gì, từ đó sẽ có cách thức và các công tác chuẩn bị phù hợp.

Chia sẻ quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Vinh San cho rằng: Trước hết, việc tổ chức thi thử nhằm mục đích khảo sát chất lượng học sinh. Để đạt được mục tiêu khảo sát chất lượng học sinh, nhà trường cần chú ý đến khâu ra đề thi. Đề thi, câu hỏi thi cần được chuẩn hóa để đánh giá đúng chất lượng người học. Kết quả kỳ thi cần được sử dụng vào mục đích đánh giá học sinh, điều này giúp các em tham gia kỳ thi một cách nghiêm túc.

Công tác tổ chức kỳ thi cũng cần phải nghiêm túc, bài bản. Thứ hai, kỳ thi nhằm mục đích cho học sinh rèn luyện tâm lý phòng thi hoặc làm quen với cách thi, dạng bài thi. Với mục đích này thì việc tổ chức các kỳ thi sẽ nhẹ nhàng hơn. Và có thể giao cho giáo viên bộ môn chủ động tổ chức.

“Với mục đích nào thì điều quan trọng nhất là việc nhà trường phải tổng kết đánh giá kết quả của kỳ thi, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong quá trình dạy và học khi học sinh còn trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn có những khuyến cáo cần thiết về năng lực cũng như các vấn đề cần điều chỉnh cho học sinh. Từ đó sĩ tử điều chỉnh quá trình học tập trước khi bước vào kỳ thi chính thức để đạt hiệu quả tốt nhất” - ông Nguyễn Vinh San cho hay.

“Quan trọng nhất khi tổ chức thi thử là công tác ra đề thi và khâu coi thi” - nhấn mạnh điều này, theo thầy Hoàng Minh, đề thi bám sát đề tốt nghiệp THPT hằng năm và đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, đồng thời tăng câu hỏi khó hơn 10%. Bên cạnh đó, coi thi là khâu rất quan trọng. Trường tổ chức biên chế theo thứ tự a, b, c của tất cả học sinh khối 12, bố trí 2 giáo viên/phòng thi. Các phòng đều có camera quan sát và cán bộ giám sát là các tổ trưởng, lãnh đạo nhà trường để tạo không khí nghiêm túc trong quá trình tổ chức. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.