Thí sinh Tiền Giang thích thú được thể hiện quan điểm trong bài thi Ngữ văn

GD&TĐ - Sáng 5/6, thí sinh tỉnh Tiền Giang làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Nhiều em hào hứng vì được thể hiện quan điểm trong bài thi.

Thí sinh Tiền Giang hoàn thành bài thi Ngữ văn sáng 5/6.
Thí sinh Tiền Giang hoàn thành bài thi Ngữ văn sáng 5/6.

Sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn, nhiều thí sinh ở tỉnh Tiền Giang cho biết đề thi vừa sức, đúng trọng tâm. Điểm nổi bật của đề thi năm nay là có phần cho học sinh thể hiện quan điểm, lập trường.

Thầy Nguyễn Minh Đức, Tổ trưởng Tổ Ngữ Văn, Trường THCS Lê Ngọc Hân (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết: Trong đề thi, câu số 4 với nội dung: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp” (trích từ đoạn trích của Phạm Lữ Ân “Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn” trong tác phẩm Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018, trang 50,51) là câu cho thí sinh thể hiện quan điểm, lập trường của mình về giá trị bản thân.

Thí sinh có thể đồng tình hay không đồng tình nhưng phải có lập luận và minh họa thuyết phục. Đây là câu nghị luận xã hội, dù chỉ 0,5 điểm nhưng góp phần phân loại thí sinh.

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Tiền Giang.

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Tiền Giang.

Em Nguyễn Hữu Lợi, lớp 9/5 Trường THCS Tam Hiệp (huyện Châu Thành, Tiền Giang) cho biết: Đề thi không khó nhưng thí sinh phải biết phân chia thời gian làm bài.

"Em thích nhất ở câu 1 trong phần Làm văn: Ý nghĩa sự tự tin trong cuộc sống của mỗi người. Theo em, sự tự tin giúp tìm được chính bản thân mình, phát huy những thế mạnh tiềm tàng trong con người. Sự tự tin giúp em hòa nhịp cuộc sống, tự tin trong học tập, rèn luyện để trở thành người có ích…", Lợi nói.

Phần tập làm văn, phân tích 10 câu cuối trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu cũng không nằm ngoài khả năng của thí sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.