Hiệu ứng từ điện trở khổng lồ (tiếng Anh: Giant magnetoresistance, viết tắt là GMR) là sự thay đổi lớn của điện trở ở các vật liệu từ dưới tác dụng của từ trường ngoài. Hiệu ứng này được William Thomson phát hiện vào năm 1857 khi quan sát thấy điện trở của các vật liệu sắt và Niken phụ thuộc vào góc giữa dòng điện chiều của véctơ từ độ. Hiệu ứng này phát hiện trong nhiều chất bán dẫn và nhiều màng mỏng từ.
Chủ đề của bài thi năm nay là “Hiệu ứng điện trở khổng lồ GMR kiểu van spin” |
Trải qua 5 giờ làm bài căng thẳng, nhiều thí sinh tự tin làm được bài, mặc dù cho biết đề thi năm nay khó và dài hơn năm trước.
Thí sinh Pirov Daler (Tajikistan) chia sẻ: “Kết thúc bài thi thực hành, em cảm thấy hơi tiếc nuối một chút. Đề thi năm nay khó và dài nhưng rất thú vị. Em không đủ thời gian suy nghĩ và làm bài. Có lẽ em chỉ hoàn thành được khoảng 40% bài thi”.
Thí sinh nhận xét đề thi khó nhưng khá thú vị |
Cùng có chung suy nghĩ với Pirov Daler, thí sinh Zihni Kaan Baykara (Thổ Nhĩ Kỳ) bày tỏ: “Hai ngày nay thời tiết Việt Nam nóng khiến em chưa thích nghi kịp nên cảm thấy rất mệt mỏi, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc làm bài thi của em hôm nay. Đề bài khó và dài, em chỉ làm được khoảng 50% bài thi”.
Sau phần thi thực hành, thí sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị tại Phố cổ Hà Nội và làng gốm Bát Tràng. |
“Thời gian làm bài kéo dài 5 giờ cùng với thời tiết nóng khiến em thấy mệt và đói. Đề thi không khó lắm so với năm ngoái nhưng em vẫn chưa hoàn thành hết bài thi vì đề khá dài. Trong suốt quá trình thi, em cần cố gắng nắm được những ý chính của câu hỏi để có thể làm được bài. Em nghĩ em làm được khoảng 80%” - Wang Chenbing (Trung Quốc) cho biết.
Nhằm giảm bớt căng thẳng cho thí sinh sau ngày thi thực hành kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á, ngày mai các thí sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị tại Phố cổ Hà Nội và làng gốm Bát Tràng.