Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí

GD&TĐ - “Sự hèn nhát có thể làm đánh mất bản thân, còn có dũng khí sẽ được là chính mình” – Đó là yêu cầu trong câu nghị luận xã hội đề thi Ngữ văn THPT sáng nay (2/7) khiến nhiều thí sinh thích thú.  Xem đề thi và gợi ý đáp án TẠI ĐÂY

Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí
Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 1Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 2Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 3Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 4Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 5Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 6
Đề thi gợi mở nhiều suy nghĩ 
Kết thúc bài thi môn Ngữ văn sáng nay, nhiều thí sinh thi tại Hà Nội rời khỏi phòng thi với tâm trạng phấn khởi. 

Rời phòng thi từ rất sớm, Nguyễn Đức Trung - thí sinh đến từ trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - nhận định: Đề thi năm nay không khó nên chắc chắn em sẽ đạt điểm trên trung bình. Em rất hào hứng với câu nghị luận bàn về sự hèn nhát sẽ đánh mất mình... Em đã được gợi mở rất nhiều suy nghĩ và trong bài viết em đã chia sẻ hết những suy nghĩ của mình

Còn Nguyễn Mai Anh - học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ dự thi tại cụm thi trường Đại học Thủy lợi - cho biết: Đề thi năm nay có 2 phần: phần Đọc hiểu và phần Làm văn.

Phần Đọc hiểu không khó khi em đọc kĩ các đoạn trích của thơ Lưu Quang Vũ và văn của Ghéc-xen và trả lời vào trong bài thi.

Phần làm văn có câu hỏi rằng bàn luận về quan điểm sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí giúp họ được là chính mình. Đây là quan điểm này rất hay, tuy không thời sự nhưng phù hợp với lứa tuổi thanh niên như em.

Còn phần phân tích tác phẩm Vợ nhặt thì em đã học trong sách giáo khoa. Em nghĩ sẽ đạt được điểm cao môn này

Thí sinh Đồng Đức Kiên đang tại ngũ ở lữ đoàn 26 Quân chủng Phòng không không quân năm nay dự thi vào Học viện chính trị quân sự chia sẻ (xem clip)

Thanh Hóa: Làm bài với nhiều cảm xúc

Tại điểm thi Trường THCS Minh Khai, Trường THPT Hàm Rồng, rất nhiều thí sinh làm tốt bài thi môn Ngữ văn. Mới hết 2/3 thời gian thi nhưng các thí sinh đã ra khỏi trường thi với tâm trạng phấn khởi.

Thí sinh Lê Văn Luận ở Hoằng Hóa hào hứng nói: Đề thi năm nay không khó, em học khối A nhưng cũng thấy vừa sức. Phần Làm văn em rất thích câu 1 (3 điểm):

“Sự hèn nhát khiến con người đánh mất chính mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”. Tuy trong quá trình ôn thi em chưa từng gặp đề thi này nhưng em đã viết từ chính suy nghĩ và cảm nhận của mình.

Câu này có nội dung gắn với thực tiễn xã hội và cuộc sống, đặc biệt là với giới trẻ chúng em, nếu không có dũng khí sẽ không làm được những việc lớn, không khẳng định được mình. Sự hèn nhát sẽ khiến chúng ta không dám ước mơ, không dám làm, mặt khác còn dễ đánh mất mình, sa đà vào những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội.

Thí sinh Nguyễn Thị Loan, học sinh Trường THPT Hoằng Hóa 4 (huyện Hoằng Hóa) chia sẻ: Em học khối A, nhưng cũng dành thời gian ôn tập kỹ môn Văn, vì vậy bài thi hôm nay em rất hài lòng. Em rất vui, hi vọng bài thi môn Vật lý buổi chiều em cũng sẽ làm tốt.

Cùng chung cảm xúc hào hứng sau khi kết thúc môn Ngữ văn, thí sinh Nguyễn Thị Phương Thảo - thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi - vui vẻ cho biết: Em là thí sinh tự do, hiện em đang học năm thứ nhất tại một trường đại học. Tuy nhiên do yêu thích nghề sư phạm nên năm nay em đăng ký thi lại.

Trong đề thi, em cũng rất thích câu 1, phần Làm văn. Sự hèn nhát và dũng khí đều có trong mỗi con người chúng ta, điều quan trọng là chúng ta có dũng khí để vượt lên sự hèn nhát của bản thân để dám nghĩ, dám làm, khẳng định được chính mình…

Theo ghi nhận của phóng viên, thời tiết tại Thanh Hóa trong ngày thi thứ 2 khá mát mẻ do sáng sớm có mưa nhỏ khiến cho không khí trường thi bớt căng thẳng, tạo điều kiện cho thí sinh dự thi và người nhà thí sinh đợi bên ngoài trường thi.

Báo cáo nhanh tại cụm thi số 34 –Trường ĐH Hồng Đức, buổi thi môn Ngữ văn có 18.192 thí sinh dự thi/18.330 thí sinh đăng ký dự thi (đạt 99,25%); có 4 thí sinh vi phạm quy chế thi bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu trong phòng thi. (Nguyễn Quỳnh) 

Thí sinh Gia Lai kết thúc môn Văn trong tâm trạng phấn khởi 

Gia Lai: Đề thi bám sát nội dung ôn tập

Tại 2 điểm thi là Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai và Trường Chính trị tỉnh Gia Lai, nhiều thí sinh 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum làm xong bài thi và ra sớm. Phần lớn các thí sinh bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng nhẹ nhõm khi đề thi bám sát nội dung ôn tập.

Hầu hết các thí sinh đều có chung nhận định nhiều câu vừa sức, có tính phân loại. Tuy nhiên không quá khó khăn để các em đạt được mức điểm trung bình.

Là thí sinh ra đầu tiên tại điểm thi Trường Chính trị tỉnh, Lê Minh Tấn cho biết: Em làm hết bài cũng là lúc được phép ra phòng thi. Đề thi không quá khó, chỉ có phần nghị luận xã hội đòi hỏi những thí sinh có kiến thức sâu về xã hội mới đạt điểm cao.

Tại điểm thi Trường Chính trị tỉnh, khi đủ 2/3 thời gian làm bài, có khá nhiều học sinh nộp bài ra khỏi phòng thi.

Phan Thị Huyền Trang (Trường THPT Pleiku) cho biết: Những dạng đề này, bọn em đã được ôn tập nhiều ở trường. Câu tự luận của đề yêu cầu thí sinh nói về sự hèn nhát và dũng khí sát thực tiễn xã hội nên không làm khó được em. Nguyện vọng là khối A mà làm tốt được bài Ngữ văn khiến em rất phấn khởi.

Tại điểm thi Trường CĐ Sư phạm Gia Lai, nhiều thí sinh cho biết, đề có sự phân hóa, học lực trung bình dễ kiếm được điểm 6, còn các thí sinh khối C có thể đạt điểm 7 - 8.

Buổi thi sáng nay tại Hội đồng thi do Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh có 7.519 thí sinh tham dự thi, vắng 98 thí sinh. (Nguyễn Dũng)

Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 8Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 9Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 10Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 11
Nghệ An: Thí sinh hứng thú với đề Văn hay, gợi cảm xúc

Ra khỏi phòng thi với tinh thần phấn khởi, hào hứng là tâm trạng chung của các thí sinh sau buổi thi môn Ngữ văn sáng nay.

Tại điểm thi trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, ngay từ 10h đã có khá đông các thí sinh làm xong bài thi.

 Nguyễn Đình Lâm - trường THPT chuyên ĐH Vinh - cho biết: “Em thấy đề văn hơi dài nhưng hay. Các đoạn thơ, văn và tác phẩm trong đề thi cũng như câu nghị luận xã hội em đều thích. Đặc biệt là trích đoạn bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ, mặc dù đang trong giờ thi mà em cứ ngồi đọc đi đọc lại vì thấy… hay”.

Còn em Hoàng Thị Quỳnh Mai - Trường THPT Nghi Lộc (Nghệ An) lại thấy thích thú với câu nghị luận xã hội về sự “hèn nhát” và “dũng khí”.

Mai chia sẻ: Em học khối B, thời gian ôn thi môn Văn không nhiều nhưng em vẫn thấy mình làm được bài. Đề có nhiều câu hỏi để các bạn thi chỉ để lấy điểm tốt nghiệp như em có thể làm được. Câu nghị luận xã hội chắc chắn sẽ khiến em ghi nhớ rất lâu, và đó cũng là một bài học về quan điểm sống rất cần thiết cho em và các bạn trẻ.

Đa số các thí sinh đều nhận định đề thi môn Ngữ văn bám sát chương trình học. Hầu hết các tác phẩm đều nằm trong chương trình sách giáo khoa. Cấu trúc đề thi đã được làm quen qua các kỳ thi thử.

Ước mơ làm cô giáo dạy Văn, Trịnh Thu Thủy (Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết: “Cấu trúc đề này em đã được ôn luyện nhiều lần. Đề thi ở cả phần đọc hiểu và phần làm văn đều hay và gợi cảm xúc, hứng thú cho em làm bài.

Cho đến tận lúc này, ra khỏi phòng thi, nhưng những cảm xúc về “khát khao hạnh phúc bình dị” hay như suy nghĩ về “cá nhân tuyệt đối” sự đánh mất mình và tìm lại bản thân vẫn để lại dư âm trong em. Em làm bài khá tốt và có lẽ được khoảng 7 điểm”. (Hồ Lài ghi)

Bạc Liêu: Thí sinh hào hứng với đề Văn nghị luận   

Tại cụm thi Bạc Liêu, còn khoảng 60 phút thời gian làm bài, có nhiều thí sinh nộp bài ra về. Hầu hết trên gương mặt thí sinh thể hiện sự phấn khởi do làm được bài thi.  

Thí sinh Lê Yến Nhi - học sinh chuyên Toán THPT chuyên Bạc Liêu, - chia sẻ: Em thích câu nghị luận xã hội của đề thi. Sống là bản thân phải tự tin với chính mình, được làm những điều mình muốn. Được tự chọn cho mình con đường đi, cần phải có chính kiến riêng để không phụ thuộc và dựa dẫm vào ai”.

Thí sinh Nguyễn Công Điền - Hải đội Biên phòng 2, phường Nhà Mát, Bạc Liêu - cho biết: Mình chọn nghị luận văn học về bữa cơm của gia đình cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ Nhặt” để nói lên tình huống bất thường và khát vọng bình thường”.

Đa số thí sinh cho rằng đề Văn tương đối vừa sức, sát với thực tế, lồng ghép nhiều vấn đề xã hội hiện nay để định hướng tương lai. (Thùy Trang) 

Thí sinh thảo luận bài sau giờ thi
Thí sinh thảo luận bài sau giờ thi

 Đà Nẵng: Đề văn dài nhưng hay

Nhiều thí sinh ở điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh ra khỏi phòng thi trước thời gian quy định. Theo lý giải của thí sinh Huỳnh Thị Phương Thúy: “Nộp bài sớm nhưng chúng em không làm hết được tất cả các câu hỏi trong đề thi vì thấy khó".

Có cùng nhận xét, thí sinh Lưu Đức Hoa - HS trường THPT Hoàng Hoa Thám, dự thi khối D4 - cho biết: “Câu hỏi số 7 em thấy hơi khó hiểu, em chỉ làm theo cách cảm nhận của em là cái tuyệt đối của bản thân không phải là mãi mãi, vì vậy, phải biết vượt qua những lực cản của chính mình để có sự bứt phá”.

Dự thi khối C, thí sinh Mai Nguyễn Thảo Loan - điểm thi trường THPT Trần Phú - cho biết: Muốn làm tốt câu 7, câu 8 đòi hỏi thí sinh phải hiểu sâu đoạn văn được trích dẫn và có kiến thức về mặt xã hội.

Phần nghị luận xã hội cũng là một bất ngờ đối với nhiều thí sinh quen… học tủ.

“Em có tập trung học những chủ đề như biển đảo, biến đổi khí hậu… nhưng cách ra đề nghị luận xã hội năm nay có khác so với mọi năm” – thí sinh Phương Thúy cho biết.

Thí sinh Lưu Đức Hoa thì phấn khởi: “Riêng câu nghị luận xã hội thì em trúng tủ. Lúc sáng trước khi đi thi, em có đọc sơ về sự hèn nhát nên cũng có nắm được một số ý, khi làm bài chỉ cần thêm một vài ý nói về dũng khí của con người nữa là hoàn chỉnh bài làm”.

Câu 4 điểm về phân tích tình huống trong tác phẩm Vợ nhặt được các thí sinh dự thi khối A, B, C, D đều nhận xét là một câu hỏi hay và lạ.

“Dù có học tủ một số tác phẩm như Sóng, Vợ nhặt, Đất nước… nhưng thường chúng em chỉ tập trung vào nhân vật, cảm xúc… chứ không nghĩ sẽ ra về tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt. Cách tiếp cận tác phẩm từ tình huống truyện sẽ hay hơn nhiều so với phân tích nhân vật” – thí sinh Nguyễn Thị Bảo Ngọc bày tỏ. (Hà Nguyên)

Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 14Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 15Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 16Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 17
Hà Tĩnh: Nội dung đề thi nằm trong chương trình ôn tập

Tại điểm thi Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, nhiều thí sinh phấn khởi rời phòng thi sớm vì làm tốt bài thi. Nhận xét chung là đề thi Ngữ văn năm nay vừa sức, có sự phân hóa rõ ràng.

Là thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất, Trương Quang Sáng cho biết: “Nội dung đề chủ yếu nằm trong chương trình ôn thi, đặc biệt em rất thích câu nghị luận. Trong phòng em cũng có nhiều bạn làm tốt và ra sớm”.

Tại điểm thi trường ĐH Hà Tĩnh, thí sinh Trần Thị Lài chia sẻ: “Em làm được bài. Em tự tin mình sẽ được 7 điểm trở lên”.

Nhiều phụ huynh chờ đợi trong cái nắng nóng, tuy mệt nhưng rất vui khi hay tin con làm được bài thi. 

Bác Phan Văn Lâm nói: “Sáng nay tôi đưa con đi thi từ sớm, đợi con thi gần 4 tiếng đồng hồ, tuy mệt nhưng nghe con báo làm bài tốt nên cũng cảm thấy phấn khởi”. (Minh Thư)

Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 18Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 19Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 20

Sóc Trăng: Đề thi tưởng đơn giản nhưng không dễ làm

Tại điểm thi trường THPT TP Sóc Trăng, sau khi hết 2/3 thời gian làm bài theo qui định, thí sinh nữ đầu tiên là Đào Thị Thu Nguyệt (học sinh của trường này) rời khỏi hội đồng thi với tâm trạng không thật vui vì bài làm không được như mong muốn.

Theo Nguyệt, đề thi môn Ngữ Văn năm nay thấy đơn giản nhưng không phải dễ làm. Ở câu Nghị luận xã hội, bàn về sự hèn nhát và dũng khí thì thật quen nhưng bắt tay làm bài không dễ.

Còn câu Nghị luận văn học, phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thì không khó nhưng bình luận ý kiến thì phải có kiến thức tổng hợp mới làm được.

Thí sinh Nguyệt dự đoán bài làm của mình đạt 5 điểm.

Còn thí sinh Ngô Minh Thành (tân binh đang công tác tại Bộ đội biên phòng Sóc Trăng) và tăng sinh Nguyễn Văn Tha cho rằng đề không quá khó nhưng để trình bày, viết hết ý thì không đơn giản. (Cao Xuân Lương)

Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 21Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 22Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 23Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 24Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 25Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 26Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 27Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 28
TPHCM: Thí sinh phấn khởi rời phòng thi

Tại điểm thi Trường ĐH HUTECH (thuộc cụm thi do Trường ĐH Khoa học -Tự nhiên chủ trì), sau 2/3 giờ làm bài đã có nhiều thi sinh rời trường thi. Khi được hỏi các em đều cho rằng để đạt điểm 6 với đề Ngữ văn không quá khó.

Hoàng Quân - Trường THPT Gia Định, một trong những thí sinh ra khỏi điểm thi khá sớm - chia sẻ: Đề thi Ngữ văn năm nay vừa sức. Có câu liên quan đến tác phẩm Vợ Nhặt chúng em cũng được các thầy cô ôn tập kĩ ở trường.

Tuy phần nghị luận xã hội nằm ngoài dự đoán của tụi em như về môi trường, vể bảo vệ đất nước, an toàn thực phẩm… nhưng chủ đề về sự tự tin, dũng cảm, bản lĩnh cũng có gắn với tuổi trẻ hiện nay và em nghĩ nó cũng không phải khó. Đây là cơ hội để chúng em nói lên được suy nghĩ của mình, để tự tin hơn trong cuộc sống, thể hiện bản thân. Phần Đọc hiểu em làm tốt. Em theo ban A nhưng với em đề Văn này cũng có thể đạt khoảng 6-7 điểm.

Còn Thanh Nhi - Trường THPT Thủ Đức - cho biết: Em khá hài lòng với bài làm của mình. Ở trường các thầy cô cũng có ôn tập cho chúng em. Em thích câu cuối, liên quan đến khát vọng sống bình thường mà chính đáng của con người. Câu này ngoài đọc hiểu tác phẩm thì bản thân thí sinh cũng phải có những cảm nhận, hiểu biết xã hội mới có thể làm tốt. (Phan Nga)

Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 29Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 30Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 31Thí sinh phấn khởi với bài thi Ngữ văn bàn về sự hèn nhát và dũng khí ảnh 32
Cần Thơ: Đề thi lạ hơn mọi năm

Sau khi ra khỏi phòng thi, nhiều thí sinh bày tỏ khá bất ngờ với đề Văn. Nếu học khá cộng với kiến thức xã hội, thì có thể kiếm được từ 7 điểm trở lên. 

“Em thấy đề thi môn Văn năm nay không khó hơn năm trước, đặc biệt là bám sát chương trình lớp 11 và 12. Điều bất ngờ là đề không đề cập đến các vấn đề thời sự, sự kiện nóng. Tuy nhiên ở những câu luận đòi hỏi thí sinh phải liên hệ với những vấn đề xã hội, thời sự. Với dạng đề này, em là khá tốt” - Thí sinh Trương Ý Nhi - thi tại cụm thi ĐH Cần Thơ - cho biết.

Ra khỏi phòng thi, một số thí sinh cười tươi vì làm được bài. Nhiều em cho biết đã cố gắng học nhiều tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12, cuối cùng đề cho ngay tác phẩm Vợ nhặt nên làm bài khá tốt. 

“Em thấy đề thi Văn năm nay lạ hơn mọi năm, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức vững và khả năng lý luận”, thí sinh Trần Tố Trân chia sẻ. 

Sau khi thi xong môn Văn, nhiều thí sinh ở Cần Thơ phải tranh thủ mặc áo chống nắng vì thời tiết nóng và oi bức. Phụ huynh chờ con em bên ngoài cũng khá vất vả vì nắng nóng. (Quốc Ngữ)

Sau buổi thi môn Văn, thí sinh thêm tự tin cho các môn thi sau
 Sau buổi thi môn Văn, thí sinh thêm tự tin cho các môn thi sau

Thí sinh Hà Nội hứng thú với đề Văn

Thí sinh Dương Văn Sơn - học sinh Trường THPT Thạch  Thất, dự thi tại Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết – hoàn thành bài thi trong hơn 2 tiếng. Dương cho biết, khi cầm đề thi cảm xúc khá thú vị vì nội dung hèn nhát – dũng khí có gì đó rất gần với giới trẻ. Em tự tin được khoảng 7 điểm.

“Trong phòng thi, không khí làm bài rất nghiêm túc và khá nhiều bạn hoàn thành bài thi sớm” – Dương cho hay.

Là một trong những thí sinh ra khỏi phòng thi rất sớm, nhưng Võ Việt Anh - học sinh Trường THPT Đông Đô - lại không tự tin nhiều về chất lượng bài làm. Em cho biết, đề thi vào tác phẩm “Vợ nhặt”, trong khi đó mình chủ yếu tập trung ôn các tác phẩm thơ.

Với chủ đề sự hèn nhát và dũng khí, Việt Anh cho biết không hề bất ngờ vì trong khi ôn tập đã từng được cô giáo hướng dẫn.

Cũng hoàn thành bài thi chưa đến 2/3 thời gian, Lê Thị Trang - học sinh Trường THPT Xuân Giang (Sóc Sơn) – thể hiện sự tâm đắc với đề nghị luận. Khái niệm “dũng khí” cũng được Trang định nghĩa rất gần gũi: “Đơn giản như khi nhận được tin điểm thi không tốt, không đủ để xét tuyển vào trường đại học mình mong muốn, em cũng sẽ không nhụt chí, đánh mất phương hướng mà sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện mơ ước” – Trang chia sẻ.

Học cùng trường với Trang, thí sinh Nguyễn Thị Anh Việt nộp bài sau 2,5 tiếng, còn thừa 30 phút. Anh Việt cho biết, trong khi ôn tập, thầy cô lưu ý đến rất nhiều vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, như vấn đề môi trường, nghệ sĩ Trần Lập, Tổng thống Mỹ đến Việt Nam…

Tuy không “trúng tủ” nhưng việc giải quyết nhiều đề nghị luận giúp em có kỹ năng và không lúng túng khi cầm đề thi. (Hiếu Nguyễn) 

Niềm vui làm được bài thi
Niềm vui làm được bài thi 

Quảng Nam: Phấn khởi vì làm được bài thi

Là một trong hai thí sinh rời phòng thi sớm nhất tại điểm thi Trường CĐ Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung thuộc Hội đồng thi cụm thi số 41 tỉnh Quảng Nam, thí sinh Đinh Văn Hoàng cho biết: Đề thi môn Ngữ văn năm nay có 2 phần nội dung, phần Đọc hiểu và Làm văn.

Trong phần Đọc hiểu có đoạn thơ trích trong bài thơ Tiếng Việt của tác giả Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1954 -1985. Cả 4 câu hỏi phân tích và trình bày cảm nghĩ của mình về đoạn thơ em đều hoàn thành.

Riêng phần Làm văn em chỉ làm được câu 2 về bình luận về tình huống truyện của tác phẩm Vợ Nhặt.

Mang tâm trạng vui với kết quả làm bài thi của mình, thí sinh Phạn Thị Lành (điểm thi Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung thuộc Hội đồng thi số 41) chia sẻ: Em thấy rất vui vì kết quả làm bài của mình đã được như ý muốn. Trong 10 câu hỏi cả hai phần thi Đọc hiểu và làm văn, em đều hoàn thành tốt. Em nghĩ kết quả môn Ngữ văn của em sẽ đạt kết quả cao.

Còn thí sinh Phạm Đắc Trưng cho hay, trong các câu hỏi của đề thi môn Ngữ văn, em thích nhất là câu hỏi 8 trình bày suy nghĩ của mình về cuộc sống con người khi thoái khỏi “cái tuyệt đối cá nhân” trong phần đọc hiểu trịch từ tác phẩm của A.L Ghéc – xen, Ngữ văn 11, Tập 2.

Em rất tự tin về kết quả làm bài thi của mình. (Đại Thắng)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.