Thi nhau vào lao ngục khổ cực, tù nhân Philippines vẫn thấy an lòng

Theo CNN, tại nhà tù Quezon City của Philippines, cách thủ đô Manila không xa, mỗi phòng giam 18,2 m2 có tới 85 tù nhân chung sống. Đây có lẽ là nơi có mật độ dân số đông nhất Philippines.

Thi nhau vào lao ngục khổ cực, tù nhân Philippines vẫn thấy an lòng

Với mật độ như trên, các tù nhân dù đứng, ngồi hay nằm đều phải chen chúc nhau.

Mỗi phòng giam 18,2 m2 có tới 85 tù nhân chung sống, tức là trung bình gần 5 người/mét vuông. Một loại phòng giam khác to hơn một chút chứa tới 131 người dù được thiết kế chỉ dành cho 30 người.

Thi nhau vao lao nguc kho cuc, tu nhan Philippines van thay an long - Anh 1

Theo CNN, nhiều tù nhân bị giam giữ rất lâu nhưng chưa được xét xử.

Những chiếc hộp cũ kĩ giống giường nằm được xếp chồng lên nhau cao ít nhất 3 tầng. Nhiều tù nhân thậm chí còn phải nằm dưới gầm giường hay mắc võng để ngủ.

Trong tù, các tù nhân dùng những vật dụng riêng hoặc bất cứ thứ gì có thể như những chiếc khăn tắm, rèm cửa sờn rách hay thậm chí cả những miếng gỗ sứt mẻ để giữ chỗ ngủ. Nhưng đôi khi việc đó cũng vô tác dụng bởi không gian quá chật hẹp.

Điều kiện bên trong nhà tù rất tệ hại. Mỗi không gian đều chật ních các tù nhân áo vàng. 60% phạm nhân liên quan tới ma túy. Ngày nào họ cũng phải giành giật từng chỗ ngồi, chỗ ngủ, thậm chí là chỗ đứng trong thời tiết nóng nực ở Philippines.

Thi nhau vao lao nguc kho cuc, tu nhan Philippines van thay an long - Anh 2

Một số tù nhân phải chui xuống gầm giường để ngủ.

Theo Cục quản lý Nhà tù Philippines, Quezon City được xây dựng từ năm 1953 có diện tích 2800 mét vuông, vốn chỉ thiết kế để giam giữ 800 tù nhân. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cho rằng cơ sở này chỉ có thể giam giữ được tối đa 278 người.

Vậy mà giờ đây, Quezon City đang giam giữ tới 4.000 tù nhân chen chúc nhau không gian chật hẹp và cũ kỹ trên.

Các tù nhân phải thức dậy lúc 5h sáng và điểm danh. Hoạt động nào cũng diễn ra rất khó khăn khi có tới hơn 4000 tù nhân ở trong một không gian chật hẹp như vậy.

Chỉ có 20 lính gác phụ trách canh giữ cho hơn 4000 tù nhân ở đây. Nhiều người biết rằng họ sẽ phải chịu tình cảnh này rất lâu bởi hệ thống tòa án đang làm việc với tốc độ rất chậm chạp. Theo CNN, một số tù nhân đã sống trong tù nhiều năm mà chưa được xét xử. Điển hình có ông Ramon Go, người được xem là "thị trưởng" khu tầng hai của nhà tù. Ông được giao nhiệm vụ giám sát và quản lý khoảng 900 bạn tù và ông đã ở đây 16 năm để chờ phán quyết.

Thi nhau vao lao nguc kho cuc, tu nhan Philippines van thay an long - Anh 3

Rìa cầu thang cũng được tận dụng làm chỗ nghỉ tạm

Một tù nhân có tên Alex Beltran, 29 tuổi, mới vào tù được một tháng, cho hay: “Thức ăn rất kinh khủng. Tôi phải rất chật vật mới tìm được chỗ ngủ, đặc biệt là khi trời mưa”.

Tuy nhiên, một tù nhân khác có tên Romeo Payhoi , 38 tuổi, cũng là một người mới vào đây cho hay, mặc dù cuộc sống trong tù rất tồi tệ, chật chội và không có sự riêng tư nhưng anh vẫn cảm thấy an toàn hơn là ở bên ngoài. Payhoi nói: “Ở đây an toàn hơn là ở ngoài đường nơi cảnh sát có thể giết bạn bất cứ lúc nào”.

Theo ông Joey Doguiles, giám sát viên cấp cao kiêm giám đốc điều hành nhà tù cho hay, nhiều tù nhân đủ điều kiện để về nhà nhưng lại không có đủ khả năng năng đóng tiền bảo lãnh với mức phí từ 4.000 đến 6.000 peso (tương đương 86 đến 129 USD).

Thi nhau vao lao nguc kho cuc, tu nhan Philippines van thay an long - Anh 4

Cảnh chen chúc đáng sợ ở nhà tù Quezon City của Philippines

CNN dẫn lời một quan chức cảnh sát cấp cao cho hay, các mối đe dọa từ ma túy lớn đến mức chính phủ ưu tiên bắt tội phạm trước khi mở rộng nhà tù. Người này cho biết, các nhà tù sẽ được xây dựng và cải tạo trong thời gian tới.

Bên ngoài song sắt, khoảng 700 thân nhân của các tù nhân chờ đợi để được thăm người thân. Họ sẽ phải chờ vài tiếng trước khi tới lượt. Một lính gác cho hay không có phòng thăm riêng nên khách đến thăm vào ngay trong phòng giam và được đánh dấu bằng dấu mực để phân biệt với các tù nhân.

Ông Doguiles cho hay, tình trạng trên dẫn đến việc ma túy và nhiều mặt hàng bất hợp pháp khác vẫn bị đưa vào phòng giam.

Ameena-Tara Jance đến thăm chồng 6 lần một tuần. Chồng cô đã ở tù 6 năm và chưa biết bao giờ sẽ được thả. Anh này vừa bị đột quỵ nhẹ. Jance cho biết một số người đã bị ngất xỉu và đột quỵ vì thời tiết nắng nóng này. Chồng cô dự kiến sẽ ra tòa vào tháng 10 tới nhưng họ đều cho rằng tình cảnh trên chưa thể kết thúc. Cô nói: “Không hề có sự công bằng”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.