Tên lửa thương mại MOMO-4 của Nhật Bản bị rơi xuống biển do sự cố máy tính

GD&TĐ - Công ty Interstellar Technologies của Nhật Bản đã thất bại trong việc phóng tên lửa không gian thương mại MOMO-4 vào vũ trụ. Theo thông tin từ công ty này vụ phóng tên lửa thất bại là do sự cố với máy tính trên máy bay.

Tên lửa MOMO-4 đã rơi xuống biển khi chưa đến được quĩ đạo cần thiết.
Tên lửa MOMO-4 đã rơi xuống biển khi chưa đến được quĩ đạo cần thiết.

Việc phóng tên lửa không gian thương mại MOMO-4 đã được thực hiện vào ngày 27/7. Tên lửa đã khởi động ở trạng thái bình thường, nhưng sau đó, do máy tính trên tàu gặp trục trặc, động cơ tên lửa đã tắt sớm hơn dự kiến và khiến tên lửa rơi xuống biển.

Theo thông tin được cung cấp, công ty Interstellar Technologies đã phóng tên lửa này bốn lần và chỉ có một lần phóng thành công, đó là lần phòng vào tháng 5 năm nay, tên lửa MOMO-3 đã đi vào quỹ đạo định trước một cách an toàn

Công ty Interstellar Technologies, nhà sản xuất tên lửa MOMO-4, nói rằng các cuộc thử nghiệm sẽ vẫn được tiếp tục. Công ty dự định sẽ hoàn thành các thử nghiệm và cung cấp các tên lửa này ra thị trường vào năm tới.

Tên lửa MOMO có chiều dài 9,9 m, đường kính 50 cm và khối lượng ban đầu là một tấn. Động cơ chạy bằng oxy lỏng và rượu ethyl. Tên lửa được thiết kế với một khoang hình khối với chiều dài cạnh 30 cm để chở thiết bị và có thể nâng tải trọng 20 kg lên độ cao hơn 120 km.

Công ty Interstellar Technologies của Nhật Bản được thành lập vào năm 2013. Công ty xác định nhiệm vụ của mình là tạo ra những phương tiện phóng giá rẻ để phóng các vệ tinh nhỏ.

Trước đó, Trung Quốc đã phóng thành công một tên lửa thương mại vào ngày 25/7, sử dụng phương tiện phóng SQX-1 Y1 (Hyperbola-1) do công ty Trung Quốc Beijing Starcraft Glory chế tạo, còn được gọi là iSpace. Thiết bị phóng này đã đưa thành công hai vệ tinh lên quỹ đạo.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.