Số ca mắc Covid-19 toàn cầu vượt 117 triệu, gần 2,6 triệu ca tử vong

GD&TĐ - Theo trang Worldometer, hôm qua (6/3), số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã vượt 117 triệu, trong đó có gần 400 ngàn ca mới. Số ca tử vong liên quan tới đại dịch trên thế giới đã gần 2,6 triệu, gồm hơn 7 ngàn ca mới.

Lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng Dalai Lama tiêm vaccine Covishield phòng Covid-19 được sản xuất tại Ấn Độ.
Lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng Dalai Lama tiêm vaccine Covishield phòng Covid-19 được sản xuất tại Ấn Độ.

Israel đang bước vào giai đoạn 3 của việc dỡ bỏ phong tỏa và mở lại các nhà hàng, nhà hát… cho những người đã tiêm vaccine phòng Covid-19. Những người đã tiêm vaccine được gọi là người có “hộ chiếu xanh”, họ sẽ được phép vào trong các nhà hàng, trong khi những người chưa tiêm có thể ngồi bên ngoài với một số giới hạn nhất định.

Công dân Israel và người cư trú lâu dài được phép vào Israel nhưng vẫn còn giới hạn về số người vào mỗi ngày (không quá 3.000). Những hành khách đến đây không còn phải áp dụng các biện pháp cách ly đặc biệt nhưng vẫn cần tự cách ly tại nhà.

Tại Pháp, cảnh sát Paris hôm qua đã phải giải tán những người tụ tập bên bờ sông Seine vì vi phạm các giới hạn chống Covid-19 như không giãn cách xã hội và không đeo khẩu trang. Tổng số 4.400 cảnh sát đã được huy động để giám sát về việc áp dụng các biện pháp chống dịch trong thời gian giới nghiêm. Paris được xếp là một trong những khu vực đáng lo ngại về việc lây lan Covid-19 ở Pháp. Tính đến nay, nhà chức trách đã ghi nhận gần 3.890.000 ca mắc và hơn 88.000 ca tử vong có liên quan.

Tại Phần Lan, Bộ trưởng Tư pháp Anna-Maja Henriksson cho biết các cuộc bầu cử thành phố ở Phần Lan bị hoãn từ 18/4 đến tháng 13/6 vì đại dịch. Số ca mắc Covid-19 mới ở Phần Lan có xu hướng tăng kể từ đầu năm. Số lượng bệnh nhân tại các bệnh viện và khoa hồi sức tích cực cũng có xu hướng tăng trong tuần qua.

Tính đến hôm qua, cả nước có 60.904 ca mắc, tăng 704 ca so với hôm trước, bao gồm 1.295 ca do các biến thể mới gây ra. Số ca tử vong liên quan đến đại dịch là 767 người.

Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch giải quyết vấn đề chậm trễ phân phối vaccine AstraZeneca/Oxford trong toàn khối với sự giúp đỡ của Mỹ. EU cũng đang đấu tranh với nhà sản xuất thuốc của Anh – Thụy Điển về các lô hàng vaccine bị chậm trễ.

Brussels thậm chí còn đe dọa sẽ có hành động pháp lý chống lại AstraZeneca sau khi cho biết họ sẽ chỉ cung cấp 31 triệu trong số 80 triệu liều thuốc đã ký hợp đồng trong quý đầu tiên. Cuộc tranh cãi với gã khổng lồ dược phẩm đã diễn ra một bước nữa trong tuần này sau khi Italy, phối hợp với EU, chặn một lô hàng 250.000 liều vaccine được chuyển tới Australia.

AstraZeneca đã cam kết cung cấp 180 triệu liều cho châu Âu trong quý 2 năm 2021 và Ủy ban châu Âu đã sẵn sàng gửi các liều vaccine đến tất cả các nơi trong khối. Giờ đây, các phương tiện truyền thông cho biết họ chỉ cung cấp dưới 90 triệu liều trong quý 2 năm nay.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.