Những kẻ giết thuê máu lạnh

 

Những kẻ giết thuê máu lạnh

Charles Harrelson

Charles Harrelson nổi tiếng vì hai điều. Nhân vật này vừa là cha đẻ của nam diễn viên ba lần được đề cử giải Oscar Woody Harrelson, mặt khác, ông ta cũng là một tay giết thuê chuyên nghiệp cho các ông trùm mafia.

Vị thẩm phán liên bang đầu tiên bị sát hại ở Mỹ Jimmy Chagra là do Charles Harrelson ra tay theo “đơn đặt hàng” của một trùm ma túy ở Texas. Khi đó, trùm ma túy có tên là Chagra đang bị xét xử vì buôn lậu ma túy và bị kết án dưới sự xét xử của thẩm phán Jimmy Chagra, người thường đưa ra những bản án đặc biệt khắc nghiệt cho những kẻ buôn bán ma túy. Vị thẩm phán này đã bị bắn vào xương sống và qua đời sau đó.

Charles đã sử dụng một khẩu súng trường sử dụng kính ngắm giết thẩm phán ngay bên ngoài ngôi nhà của ông. Charles đã bị kết án về vụ giết vị thẩm phán năm 1981 và nhận hai bản án chung thân. Tuy nhiên, Chagra đã được tha bổng đối với tội danh âm mưu giết vị thẩm phán và được đưa vào chương trình bảo vệ nhân chứng sau khi thỏa thuận với FBI về các vụ án ma túy khác.

Ngoài vụ giết thẩm phán Jimmy, Charles được cho là đã thực hiện nhiều vụ giết người theo hợp đồng khác. Tay sát thủ này được tha bổng trong vụ giết Alan Berg nhưng bị kết án về vụ giết Sam Degelia Jr.

Thậm chí, có nguồn tin còn cho rằng, Charles có thể là một trong số 3 người bí ẩn đã chụp ảnh ngay sau vụ ám sát John F. Kennedy. Charles Harrelson từng tuyên bố là kẻ gây ra vụ ám sát Kennedy. Tuy nhiên, không ai chắc chắn đó có phải là sự thực hay không. Sau một nỗ lực vượt ngục thất bại năm 1995, Charles đã được chuyển đến một siêu nhà tù ở Colorado và chết vì một cơn đau tim vào năm 2007.

Christopher Dale Flannery

Christopher Dale Flannery được cho là kẻ giết người với nhiều hợp đồng màu mỡ nhất ở Australia. Biệt danh là Mr. Rent-a-Kill, Flannery sinh ra và lớn lên ở Victoria. Ở tuổi thiếu niên, Flannery đã có những tiền án đầu tiên về tội đột nhập nhà, trộm xe, hành hung một cảnh sát, mang súng và hãm hiếp.

Sau bảy năm ngồi tù, Flannery làm nghề MC trong hộp đêm, nhưng cho rằng công việc quá buồn tẻ và nhanh chóng chuyển sang giết người theo hợp đồng. Anh ta bị buộc tội giết một luật sư vào năm 1981. Tuy nhiên, thi thể luật sư không bao giờ được tìm thấy. Chính vì thế, Flannery đã được tha bổng.

Khi rời tòa án, hắn tiếp tục bị nghi ngờ đã sát hại một chủ nhà thổ hai năm trước đó. Một lần nữa, Flannery bị buộc tội và đưa ra xét xử. Bồi thẩm đoàn đầu tiên không đưa ra được phán quyết và vụ án được tái xử.

Để tránh bị xét xử bởi một thẩm phán có tiếng là cứng rắn, Flannery đã thuyết phục một bác sĩ viết một bệnh án giả để hoãn phiên tòa với hy vọng rằng một thẩm phán khác sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, viên bác sĩ này đã bị bắt vì tội cản trở công lý. Mặc dù thế, khi vụ án được xử lại, Flannery được tha bổng.

Năm 1984, Flannery tham gia vào các cuộc chiến băng đảng ở Sydney. Cảnh sát đã cố gắng đàm phán để chấm dứt các cuộc chiến băng đảng, nhưng Flannery không dừng lại. Hắn thậm chí còn đi xa đến mức đe dọa cảnh sát với câu nói ngang ngược: “Các người không phải là động vật được bảo vệ! Các người biết rõ rằng mình không phải là mấy con gấu túi chết tiệt kia!!”.

Sau đó, nhiều vụ án mạng tiếp tục xảy ra, bao gồm cái chết của Tony “Spaghetti” Eustace, với sáu vết đạn trên thi thể đầm đìa máu bên cạnh chiếc Mercedes vàng. Các thám tử đã tranh thủ thẩm vấn khi nạn nhân đang được đưa đến bệnh viện, nhưng không thành công, vì ngay trước khi chết, Eustace đã đuổi thẳng cánh các thám tử theo đúng phong cách của những ông trùm thực sự.

Người ta tin rằng, Flannery đứng đằng sau ít nhất 10 vụ giết người theo hợp đồng. Tên giết thuê này đã biến mất mãi mãi sau khi leo lên một chiếc taxi vào tháng 5/1985. Người ta tin rằng, Flannery đã bị giết, nhưng không rõ ai đã thực hiện vụ ám sát này. Một số người thậm chí còn cho rằng chính cảnh sát chịu trách nhiệm cho cái chết. Thi thể của hắn ta không bao giờ được tìm thấy. Đến tận năm 1997, các điều tra viên mới chính thức tuyên bố Flannery đã chết và phán đoán rằng có lẽ sát thủ này đã bị sát hại ngay sau khi leo lên taxi vào tháng 5/1985.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ