Nhật Bản nâng chi tiêu kỷ lục cho quốc phòng

GD&TĐ - Quân đội Nhật Bản đang có kế hoạch nâng mức chi tiêu kỷ lục vào năm tới để hỗ trợ cho công tác nâng cấp cho các lớp lá chắn phòng thủ được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo từ phía Bắc Triều Tiên mà Tokyo coi là mối đe dọa vẫn cận kề, mặc dù Bình Nhưỡng hứa từ bỏ các chương trình hạt nhân.

Nhật Bản tăng cường nguồn đầu tư nhằm nâng cấp hệ thống phòng thủ tối tân
Nhật Bản tăng cường nguồn đầu tư nhằm nâng cấp hệ thống phòng thủ tối tân

Đề xuất ngân sách được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 31/8 kêu gọi chi tiêu quốc phòng tăng 2,1 %, lên đến 5,3 nghìn tỷ yên, tương đương 48 tỷ đô la cho năm tới bắt đầu từ ngày 1/4.

Nếu được phê duyệt, đây sẽ là lần tăng trưởng hàng năm thứ bảy liên tiếp khi Thủ tướng Shinzo Abe đề cao việc củng cố quân đội Nhật Bản để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào từ phía Bắc Triều Tiên và chống lại bất cứ mối đe dọa nào ở các vùng biển quanh Nhật Bản.

Ngân sách quốc phòng đề xuất vẫn phải đối mặt với những khó khăn bởi sự giám sát chặt chẽ của các quan chức Bộ Tài chính, những người có thể tìm cách cắt giảm bất kỳ sự gia tăng chi phí cho quân sự nào nhằm bảo đảm nguồn tài chính cho chi tiêu y tế và phúc lợi xã hội đang phát triển của Nhật Bản.

Theo đề xuất, các khoản tiền đề xuất lớn nhất trong ngân sách quân sự sẽ là phòng thủ tên lửa đạn đạo, với hồ sơ yêu cầu lên đến 235 tỷ yên cho hai trạm theo dõi tên lửa radar mặt đất thế hệ mới được xây dựng bởi Tập đoàn chuyên cung cấp thiết bị quân sự Lockheed Martin Corp (Mỹ).

Quân đội Nhật Bản cũng muốn có tiền để mua các tên lửa đánh chặn tầm xa của Raytheon Co SM-3 được thiết kế để tấn công các tên lửa đối phương trong không gian và tăng nguồn đầu tư để cải thiện phạm vi và độ chính xác của các loại tên lửa PAC-3.

Nhật Bản vẫn đang đề cao cảnh giác với những lời hứa trong các cuộc đàm phán với Mỹ của Bắc Triều Tiên trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong một bài báo trắng được công bố hôm 29/8 thì Bình Nhưỡng vẫn là “mối đe dọa nghiêm trọng và bức xúc nhất” của Nhật Bản.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ