Lầu năm góc bắt đầu phát triển tên lửa mới

GD&TĐ - Hoa Kỳ tuyên bố về phát triển các tên lửa phi hạt nhân mới. Theo tuyên bố của người đứng đầu Lầu năm góc, nghiên cứu sẽ được tiến hành nếu Hiệp ước INF bị chấm dứt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), đang bị đe dọa chấm dứt do chính sách của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới. Như tuyên bố của người đứng đầu bộ phận quân sự Hoa Kỳ, Mark Esper, trong trường hợp chấm dứt thỏa thuận, Washington bắt đầu phát triển các tên lửa phi hạt nhân đầy hứa hẹn.

Theo Esper, Hoa Kỳ tuân thủ các quy định của INF. Tuy nhiên để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng, Mỹ bắt đầu phát triển các tên lửa phi hạt nhân mới. Theo người đứng đầu Lầu năm góc, việc nghiên cứu và phát triển theo hướng này đã được tiến hành. 

Mark Esper cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ và Liên minh Bắc Đại Tây Dương nên tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa để tự vệ trước mọi loại tên lửa hành trình của Nga.

“Hiện tại, các nước châu Âu đang bị đe dọa bởi tên lửa hành trình có đầu đạn hạt nhân từ Nga”, hãng tin TASS dẫn lời ông Esper.

Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc lưu ý rằng ngoài các tên lửa hiện có Hoa Kỳ và NATO không có kế hoạch triển khai tại Liên minh châu Âu các tên lửa hạt nhân mặt đất mới.

“Chúng tôi không muốn một cuộc chạy đua vũ trang mới”, Esper tuyên bố.

Lịch sử của INF, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào ngày 8/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 01/6/1988.

Hiệp ước INF đã loại bỏ cả một nhóm tên lửa: lệnh cấm bao gồm sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung (tầm trung từ 1.000 đến 5.500 km) và tầm bắn ngắn hơn (từ 500 đến 1.000 km). Theo đó, các bệ phóng cho các loại tên lửa này cũng bị cấm.

Cách đây một thời gian, Hoa Kỳ đã cáo buộc Liên bang Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước. Ngày 20 tháng 10 năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa đình chỉ hiệu lực của nó. Sau tuyên bố của Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra tối hậu thư cho Nga, theo đó Moscow phải hủy bỏ hoặc sửa đổi tên lửa 9M729, nhưng Nga từ chối làm như vậy.

Vào đầu tháng 2, Washington đã đình chỉ tham gia INF, sau đó Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga cũng đình chỉ tham gia Hiệp ước để đáp trả các hành động của Mỹ. Các nguồn tin cho rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước vào đầu tháng Bảy.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ