Hơn 1.500 binh sĩ của ba nước tham gia tập trận chung ở biên giới Afghanistan

GD&TĐ - Hơn 1.500 binh sĩ từ Nga, Tajikistan và Uzbekistan sẽ tham gia cuộc tập trận chung tại sân tập Kharb-Maidon, cách biên giới với Afghanistan 20 km.

Ảnh minh họa. Ảnh TASS.
Ảnh minh họa. Ảnh TASS.

Văn phòng báo chí Quân khu Trung tâm của Nga  cho biết: “Hơn 1.500 binh sĩ và khoảng 300 vũ khí trang bị và khí tài quân sự từ ba nước sẽ tham gia vào cuộc tập trận chiến thuật”.

Quân đội sẽ thực hành ngăn chặn sự xâm nhập của các băng nhóm vũ trang và loại bỏ các nhóm khủng bố cực đoan.

Ở tất cả các giai đoạn của cuộc tập trận, quân đội sẽ tập trung vào các biện pháp chiến thuật, sử dụng các hệ thống trinh sát- hỏa lực và trinh sát  - tấn công.

Lực lượng quân đội Nga tham gia cuộc tập trận chủ yếu bao gồm các đơn vị của căn cứ quân sự số 201 của Nga đóng tại Tajikistan, bao gồm súng trường cơ giới, xe tăng và lính pháo binh, và các nhóm lực lượng hoạt động đặc biệt của Quân khu Trung tâm.

Ngoài ra, lực lượng bảo vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga và các nhóm tác chiến điện tử di động cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận.

Căn cứ quân sự số 201 đóng tại Tajikistan là cơ sở quân sự lớn nhất của Nga bên ngoài biên giới nước này. Căn cứ quân sự đóng tại các thành phố Dushanbe và Bokhtar.

Căn cứ quân sự bao gồm các đơn vị súng trường cơ giới, thiết giáp, pháo binh, trinh sát, lực lượng phòng không, lực lượng bảo vệ bức xạ, hóa học, sinh học và quân tín hiệu.

Theo một thỏa thuận được ký vào tháng 10/2012, căn cứ quân sự của Nga ở Tajikistan sẽ duy trì cho đến năm 2042.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.