Châu Âu lần đầu bổ nhiệm nữ phi hành gia chỉ huy ISS

GD&TĐ -Samantha Cristoforetti, trở thành nữ phi hành gia châu Âu đầu tiên nắm quyền chỉ huy Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong sứ mệnh bay vào không gian dự kiến diễn ra năm 2022.

Samantha trở thành nữ chỉ huy Trạm ISS đầu tiên của châu Âu.
Samantha trở thành nữ chỉ huy Trạm ISS đầu tiên của châu Âu.

“Cựu nữ phi công máy bay chiến đấu người Ý sẽ lên ISS cùng với các phi hành gia thuộc Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) Kjell Lindgren và Bob Hines, trên tàu vũ trụ SpaceX Crew được phóng từ trạm Florida vào năm 2022”, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết.

Đây sẽ là sứ mệnh không gian thứ hai của nữ phi hành gia 44 tuổi, người Ý, lên ISS. Cô Samantha lần đầu tiên lên không gian trong một nhiệm vụ kéo dài 199 ngày vào năm 2014 - lập kỷ lục ở lâu nhất trên quỹ đạo đối với một phụ nữ.

Samantha cũng đã trở thành người phụ nữ trên quỹ đạo lâu nhất với 199 ngày.
Samantha cũng đã trở thành người phụ nữ trên quỹ đạo lâu nhất với 199 ngày.

“Trải nghiệm mới sẽ đưa Samantha trở thành nữ phi hành gia châu Âu đầu tiên nắm quyền chỉ huy ISS”, ESA nhấn mạnh.

Phát biểu sau khi được giao trọng trách chỉ huy ISS, cô Samantha nói: “Đại diện cho châu Âu để trở lại ISS là vinh dự lớn với tôi. Tôi sẽ khiêm tốn học hỏi và mong muốn chia sẻ kinh nghiêm đã trải nghiệm trong không gian để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo đội Crew-4”.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ châu Âu Josef Aschbacher, cho biết: “Việc cô Samantha được bổ nhiệm vai trò chỉ huy Trạm vũ trụ quốc tế là nguồn cảm hứng cho cả thế hệ hiện đang nộp đơn xin gia nhập đoàn phi hành gia của ESA. Tôi nóng lòng được gặp những ứng viên cuối cùng và nhân cơ hội này một lần nữa tôi khuyến khích phụ nữ nộp đơn ứng cử”.

Samantha rời nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu để gia nhập đoàn phi hành gia châu Âu trong đợt tuyển dụng cuối cùng của ESA vào năm 2009.

“Việc bổ nhiệm Samantha đã được sự đồng thuận của Ban điều hành phi hành đoàn đa phương (MCOP), bao gồm 5 đối tác quốc tế: ESA, NASA, Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA)”, lãnh đạo ESA xác nhận.

Được biết, việc khó khăn nhất của Samantha và các nữ phi hành gia nói chung, chính là cân bằng giữa sự nghiệp với nuôi dạy con cái, chăm sóc vun vén cho gia đình nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.