Báo cáo toàn cầu của UNICEF về giáo dục mầm non: Thiệt thòi trẻ em ở những nước nghèo

GD&TĐ - Ngày 9/4, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã công bố báo cáo toàn cầu về GDMN. Theo đó, ở các quốc gia nghèo, rất nhiều trẻ mầm non không được đi học. Ở các nước thu nhập thấp, đặc biệt là tại châu Phi, trung bình chỉ 1/5 trẻ nhỏ được ghi danh vào GDMN. Điều này khiến các nước nghèo nhất đang bỏ lỡ cơ hội quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực và trẻ em có nguy cơ bị bất bình đẳng sâu sắc ngay từ đầu.

Dù có những chuyển biến tích cực, nhưng đến nay vẫn có hơn 50% trẻ em Nigeria không được tham gia GDMN. Ảnh: Save the Children
Dù có những chuyển biến tích cực, nhưng đến nay vẫn có hơn 50% trẻ em Nigeria không được tham gia GDMN. Ảnh: Save the Children

Hệ lụy lớn

Báo cáo từ UNICEF cho thấy cam kết của Nigeria trong việc thúc đẩy GD tiền tiểu học, đã dẫn đến sự gia tăng tuyển sinh từ dưới 2% năm 2000 lên hơn 45% năm 2017. Bất chấp những thành tựu ấn tượng ấy, hơn một nửa số trẻ em trong độ tuổi tiền tiểu học trên cả nước vẫn bị “bỏ quên”, góp mặt vào “đội quân” 175 triệu trẻ em bỏ lỡ GD tiền tiểu học trên toàn cầu.

Tương tự, báo cáo lưu ý rằng sự tăng trưởng trong tuyển sinh tiền tiểu học ở Ethiopia được khuyến khích bởi Khung chính sách quốc gia về chăm sóc và GD trẻ em, trong đó tập trung vào việc cung cấp một năm GD tiền tiểu học cho trẻ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này thậm chí không được chứng minh bằng các biến thể lớn liên tục giữa các địa phương. Ví dụ, trong khi Addis Ababa và Tigray có tỷ lệ nhập học rất cao, tương ứng là 93% và 88%, thì Vùng Afar có 14% và đặc biệt Vùng Somalia chỉ có 4,5% trẻ em được ghi danh vào GDMN.

“GDMN là nền tảng cho sự thành công của trẻ em trong GD tiểu học, trung học và hơn thế nữa” - GS Gillian Mellsop, đại diện của UNICEF tại Ethiopia cho biết - “Tuy nhiên, có quá nhiều trẻ em ở Ethiopia bị từ chối cơ hội này. Điều đó làm tăng nguy cơ ở lại lớp hoặc bỏ học hoàn toàn và khiến họ rơi vào bóng tối của những người đồng trang lứa may mắn hơn”.

UNICEF đang kêu gọi các chính phủ biến phổ cập GD tiền tiểu học chất lượng ít nhất một năm và trở thành một phần thường xuyên trong GD cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương và dễ bị bỏ quên nhất. Để đưa điều này thành hiện thực, UNICEF kêu gọi các chính phủ cam kết ít nhất 10% ngân sách GD quốc gia của họ để mở rộng GDMN và đầu tư vào đội ngũ giáo viên, tiêu chuẩn chất lượng và mở rộng công bằng GD.

Với tiêu đề “Một thế giới sẵn sàng để học: Ưu tiên GDMN chất lượng”, báo cáo toàn cầu đầu tiên về GD tiền tiểu học của UNICEF tiết lộ rằng, trẻ em đăng ký ít nhất một năm GDMN có nhiều khả năng phát triển các kỹ năng quan trọng - những thứ chúng cần để thành công trong trường học về sau, giúp chúng giảm nguy cơ bị lưu ban hoặc bỏ học, từ đó có nhiều khả năng đóng góp cho gia đình, xã hội và nền kinh tế thịnh vượng khi đến tuổi trưởng thành.

Trẻ em được trải qua GDMN có khả năng theo dõi các kỹ năng đọc viết và toán số sớm hơn gấp đôi so với trẻ em bị bỏ lỡ. Ở những quốc gia có số lượng lớn trẻ em theo học các chương trình tiền tiểu học, nhiều em hoàn thành chương trình tiểu học và đạt được năng lực tối thiểu cả về đọc và toán khi chúng học xong tiểu học. Một nghiên cứu năm 2016 của Young Lives - dự án nghiên cứu hợp tác do nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) thực hiện, phát hiện ra rằng trẻ em thành thị ở Ethiopia học GD tiền tiểu học có khả năng hoàn thành GD trung học ở độ tuổi phù hợp cao hơn 26% so với trẻ không trải qua GD tiền tiểu học.

Ở các nước thu nhập thấp, đặc biệt là tại châu Phi, trung bình chỉ 1/5 trẻ nhỏ được ghi danh vào GDMN. Ảnh: Pinterest
  • Ở các nước thu nhập thấp, đặc biệt là tại châu Phi, trung bình chỉ 1/5 trẻ nhỏ được ghi danh vào GDMN. Ảnh: Pinterest

Sự đầu tư cần thiết

Trên toàn cầu, báo cáo lưu ý rằng điều kiện kinh tế của hộ gia đình, trình độ học vấn của các bà mẹ và vị trí địa lý là một trong những yếu tố quyết định chính cho việc đi học trước tiểu học. Trong đó, nghèo đói là yếu tố quyết định lớn nhất. Tại 64 quốc gia được khảo sát, trẻ em từ các gia đình nghèo nhất được tham gia các chương trình GDMN ít hơn 7 lần so với trẻ em từ các gia đình giàu có nhất.

Khảo sát cũng cho thấy, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ đã hoàn thành GD trung học trở lên, có khả năng tham gia chương trình GDMN cao hơn gần 5 lần so với trẻ em có mẹ chỉ hoàn thành GD tiểu học hoặc không được GD chính quy.

Trong năm 2017, các quốc gia dành trung bình 6,6% ngân sách GD để đầu tư cho GD tiền tiểu học; tuy vậy, cũng có gần 40% quốc gia được khảo sát phân bổ ít hơn 2% ngân sách GD của họ cho cấp học này.

Việc thiếu đầu tư trên toàn cầu vào GD tiền tiểu học ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ, bao gồm thiếu giáo viên mầm non được đào tạo bài bản. Một sự tương đồng là, các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thấp là nơi sinh sống của hơn 60% trẻ em ở độ tuổi tiền tiểu học trên thế giới, nhưng số giáo viên mầm non chỉ đáp ứng được 32% so với nhu cầu về đội ngũ. Ethiopia hiện chỉ có 23.000 giáo viên mầm non và cần gần nửa triệu vào năm 2030.

“Nếu các nhà lãnh đạo quốc gia muốn lực lượng lao động của họ đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế mở này vào ngày mai, họ cần bắt đầu bằng cách đầu tư nhiều hơn vào GDMN ngay từ hôm nay” - GS Mellsop nói - “Nếu chúng ta muốn cho con cái mình cơ hội tốt nhất để thành công trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các nhà lãnh đạo của chúng ta phải ưu tiên đầu tư với việc cung cấp tài nguyên đúng đắn cho GD tiền tiểu học”.

Theo Africa News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".