Thế giới thay đổi các kỳ thi như thế nào trong đại dịch Covid-19

Thế giới thay đổi các kỳ thi như thế nào trong đại dịch Covid-19

Nhiều quốc gia lùi thời gian thi, hủy kỳ thi tốt nghiệp

Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GD&ĐT đã có báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức về hình thức thi, đánh giá chất lượng giáo dục trung học (hoặc tương đương lớp cuối cấp THPT) và tuyển sinh đại học của 19 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đại dịch Covid-19. 

Theo báo cáo, chương trình đánh giá uy tín và phổ biến lớn nhất thế giới hiện nay là A-Level Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông bậc caoBằng Tú tài quốc tế đã bị hủy - IB. Thay vào đó là phương pháp tính điểm quá trình của học sinh. Hai kỳ thi chuẩn hóa thường dùng để xét tuyển đầu vào đại học hàng đầu tại Mỹ là SAT và ACT cũng đã tạm hủy trong tháng 4 và 5/2020.

Đã có nhiều giải pháp thi, đánh giá chất lượng giáo dục được các nước đưa ra một cách đa dạng để xử lý tình huống học sinh nghỉ dài ngày hiện nay. Tuy nhiên, việc tổ chức đánh giá kết quả tốt nghiệp và xét tuyển đại học cũng khác khác nhau giữa các nước (trong xét tốt nghiệp hay tổ chức thi, thời gian thi, số lượng môn thi). Trong công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp năm 2020, báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế đã nhóm ra trong số các nước được nghiên cứu thành 4 nhóm:

Nhóm các nước hủy thi tốt nghiệp và lấy điểm của quá trình học tập (ví dụ 5 học kỳ cuối) làm cơ sở đánh giá (xét) tốt nghiệp như Indonensia, Anh, Pháp. Nhóm các nước lùi thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp từ 2 đến 3 tháng tùy vào thời gian cách ly xã hội; Như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Ucraina, Belarus, Hungary, Malaysia.

Nhóm các nước như Trung Quốc, Ucraina dự kiến chia kỳ thi THPT quốc gia thành 2 đợt: đợt 1 cho những địa phương ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đợt 2 cho các địa phương bị ảnh hưởng kéo dài. Nhóm nhiều nước hiện chưa có kế hoạch cụ thể về kỳ thi, nhiều khả năng sẽ lùi thời gian tổ chức thi là Belarus, Singapore.

Cuối cùng là nhóm không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian tốt nghiệp và cách thức xét tốt nghiệp như Canada, Nhật Bản, Úc, New Zealand, các nước xét tốt nghiệp trên cơ sở kết quả học tập trong năm của học sinh và kết hợp với một bài kiểm tra hay thi cuối cùng để lấy điểm xét tốt nghiệp. 

Như Nhật Bản có kỳ thi tuyển sinh đại học tổ chức vào tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm; Úc và New Zealand xét tốt nghiệp vào Tháng 11 hàng năm.

Thời gian thi tốt nghiệp THPT của các nước khá đa dạng. Tuy có phần lớn các nước kết thúc năm học vào tháng 5 hoặc tháng 6. Có một số ít nước kết thúc năm học vào cuối năm dương lịch và lịch học năm mới vào đầu năm như: Úc, New Zealand, Nhật Bản… Do vậy, hoạt động đánh giá tốt nghiệp của những nước này cũng ít bị ảnh hưởng.

Kỳ thi THPT quốc gia ở Việt Nam rất phù hợp với thế giới

Thế giới thay đổi các kỳ thi như thế nào trong đại dịch Covid-19 ảnh 1
Học sinh thi tốt nghiệp năm 2013. Ảnh: Việt Hà

Về số môn thi tốt nghiệp THPT, qua nghiên cứu, báo cáo cũng chỉ ra số môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia của Việt Nam phù hợp với số môn thi trong kỳ thi tương tự của các nước có tổ chức thi với số lượng môn thi tương đối đa dạng. 

Có nước có số môn thi khá nhiều, như Hàn Quốc thi 7+1 môn, gồm 7 môn thi bắt buộc, 1 tự chọn; Tương tự Ucraina thi 3 môn; Hungary với mô hình thi 4+1; Thái Lan thi 5 môn. Tuy nhiên 3 môn là Toán học, Văn học và Ngoại ngữ thường là những môn bắt buộc và có mặt trong tất cả các kỳ thi của quốc gia này. 

Các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Vật lý, Hóa học thì có một số nước ghép bài thi có nội dung/môn học thành bài thi khoa học tự nhiên và bài thi khoa học xã hội. Một số nước có các môn thi tự chọn là: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…

Về phương thức, có hai cách phổ biến đánh giá tốt nghiệp THPT ở các nước hiện nay: Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, kết quả kỳ thi này có thể sử dụng để tuyển sinh đại học: thường là các nước châu Á và các nước thuộc hệ thống Liên Xô cũ. 

Bên cạnh đó có Vương Quốc Anh tổ chức kỳ thi A-Level, Pháp có kỳ thi Tú tài… Các nước không có kỳ thi chung, các địa phương tổ chức riêng hoặc có phương án xét tốt nghiệp riêng như Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada, Đức.

Nhiều nước có kỳ thi 2 trong 1 hoặc kỳ thi tuyển sinh đại học riêng để các trường đại học sử dụng như là một thành tố của điểm tuyển sinh đại học (tương tự như Việt Nam). Thực tế, nhiều trường đại học lớn của các nước (Nhật) có thể chủ động tiếp nhận học sinh thông qua tiến cử của trường THPT. Trong khi đó, nhiều nước không có kỳ thi chung, các trường đại học chủ động công tác xét tuyển như tại Úc, New Zealand, Canada, Mỹ… và có thể sử dụng kết quả các kỳ thi quốc tế như SAT, ACT…

Việc Cục Hợp tác quốc tế có nghiên cứu đánh giá về thay đổi hình thức các kỳ thi của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm cung cấp thông tin quan trọng để Bộ GD&ĐT tham vấn, xây dựng và tham mưu cho Chính phủ quyết định hình thức tổ chức thi, đánh giá, xét tốt nghiệp THPT phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam và tình hình diễn biến dịch Covid-19 hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ