Thế giới đồng lòng ngăn chặn giải đấu Super League ra đời

GD&TĐ - Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ngăn chặn giải đấu Super League mà 12 Câu lạc bộ hàng đầu châu Âu hôm 18/4 tuyên bố thành lập.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ngăn chặn giải đấu li khai mang tên Super League.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ngăn chặn giải đấu li khai mang tên Super League.

“Chúng tôi đang làm việc với Liên đoàn bóng đá Anh, để đảm bảo Super League không thể ra đời như ý định”, Thủ tướng Boris nhấn mạnh.

“Việc thành lập giải Super League chắc chắn không tốt cho người hâm mộ và bóng đá Anh.

Các đội bóng tham gia vào kế hoạch này không chỉ là những thương hiệu toàn cầu, mà còn có nguồn gốc lịch sử từ thị trấn, thành phố hay cộng đồng địa phương.

Các câu lạc bộ có mối liên hệ gắn bó với người hâm mộ và việc tiếp tục điều này vô cùng quan trọng. Tôi phản đối thành lập giải đấu li khai và cam kết sẽ có những giải pháp cụ thể để ngăn chặn nó hình thành”, người đứng đầu chính phủ Anh khẳng định.

Nhiều chính trị gia khác tại xứ sở sương mù cũng như trên thế giới cũng đã sớm lên tiếng phản đối giải đấu Super League.

Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Hạ viện Anh, Julian Knight gọi ngày 18/4 là “ngày đen tối của bóng đá”.

Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng khẳng định, sẽ hỗ trợ “tất cả các bước” cho các cơ quan quản lý bóng đá để bảo vệ các giải đấu hiện có.

Super League là giải đấu do 12 Câu lạc bộ hàng đầu ở 3 quốc gia gồm Anh, Tây Ban Nha và Ý thành lập, nhằm thay thế Champions League và Europa League.

Cụ thể, đó là các đội Man Utd, Man City, Liverpool, Chelsea, Arsenal, Tottenham, Real Madrid, Barca, Atletico Madrid, Juventus, Inter Milan và AC Milan.

Kế hoạch ban đầu, nhóm 12 đội sáng lập sẽ kết nạp thêm 3 thành viên - nhóm này có quyền thi đấu vĩnh viễn ở Super League.

Dựa vào thành tích hàng năm, họ sẽ chọn thêm 5 đội nữa để tạo thành giải đấu gồm 20 Câu lạc bộ mỗi mùa, chia thành 2 bảng đấu, đá vòng tròn một lượt đi và về.

3 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền vào tứ kết, còn các đội xếp thứ 4 và thứ 5 phải đá play-off với nhau để tranh 2 vé còn lại.

Từ tứ kết, các Câu lạc bộ đá loại trực tiếp 2 lượt giống như Champions League hiện nay và chung kết sẽ diễn ra một trận trên sân trung lập.

Có thể nhận thấy, giải đấu Super League qui tụ toàn các đội bóng danh tiếng, thế nên họ tự tin có thể tạo ra doanh thu lên tới 6 tỷ USD.

Các thành viên tham gia sẽ được chia thưởng lên tới hàng trăm triệu USD, gấp nhiều lần so với Champions League.

Chính khoản tiền thu về khổng lồ được xem như lý do chính khiến 12 Câu lạc bộ sáng lập quyết tâm thành lập Super League.

Chủ tịch Real Madrid là Chủ tịch đầu tiên của Super League.
Chủ tịch Real Madrid là Chủ tịch đầu tiên của Super League.

Chủ tịch Real Madrid, ông Florentino Perez đã được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Super League, cùng 2 cấp phó là Joel Glazer (Chủ tịch Man Utd) và Andrea Agnelli (Chủ tịch Juventus).

Ngay sau khi nhóm 12 đội bóng danh tiếng cho ra mắt kế hoạch tổ chức Super League, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các Cơ quan quản lý bóng đá.

UEFA và FIFA tuyên bố sẽ loại các đội bóng ly khai khỏi giải đấu châu Âu, đồng thời cấm cầu thủ đá Super League lên tuyển quốc gia.

Chưa hết, các liên đoàn bóng đá như Anh, Tây Ban Nha, hay Ý đều lên tiếng doạ sẽ không cho các đội bóng ly khai tham dự giải VĐQG.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.

'Không có chuyện S-400 đến Kiev'

GD&TĐ - Theo Forbes, cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đều vừa tái khẳng định, không có chuyện họ gửi những hệ thống phòng thủ S-300 và S-400 cho Ukraine.
Minh họa/INT

Đạo đức của cầu thủ

GD&TĐ - Ngày 9/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ra thông báo về việc cấm thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh vừa liên quan đến việc sử dụng ma túy hôm 4/5.