Thay đổi mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu sang Mĩ

Thay đổi mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu sang Mĩ

(GD&TĐ)-Chiều 16/5, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sửa đổi mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 1/2/2006 đến 31/1/2007.

dfgdg
Trước đó, ngày 7/12/2010, tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mĩ đã bị áp dụng thuế chống bán phá giá

Theo danh sách Bộ Thương mại Mỹ đưa ra, cả 22 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đều được hưởng mức thuế 0,01%.

Theo đại diện của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nếu phán quyết của tòa không có kháng cáo, Bộ Thương mại Mỹ sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và biên phòng Mỹ áp thuế chống bán phá giá cho các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ theo mức thuế đã sửa, đây là một tin vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của nước ta.

Trước đó, có 29 doanh nghiệp xuất khẩu tôm được Mỹ giảm thuế chống bán phá giá từ mức trung bình 3,92% xuống còn 1,52%.

Trước đó, ngày 7/12/2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) đã đưa ra Quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hoàng hôn (Sunset Review). Theo đó đã kết luận rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil, Ecuador và Việt Nam có thể sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau mỗi năm năm kể từ khi đánh thuế chống bán phá giá, cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát hoàng hôn, tức là đánh giá và xác định liệu việc hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu có ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước hay không. Nếu xét thấy hàng hóa nhập khẩu không hoặc chỉ gây thiệt hại không đáng kể thì phải hủy bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu đó.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tiếp tục vụ kiện Mỹ tại WTO. Đáp lại phán quyết của Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ đã có quyết định trên đối với việc giảm thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

Minh Duy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nga nạp tên lửa ICBM RS-24 vào giếng phóng.

Cường quốc toàn cầu thực sự?

GD&TĐ - Cựu sĩ quan Mikael Valtersson cho biết những thay đổi mới nhất trong học thuyết hạt nhân của Nga có thể được thực hiện vì hai lý do chính.