Thay đổi để hạnh phúc, tại sao giáo viên chúng ta lại không làm?

GD&TĐ - Khi thầy cô thay đổi, học sinh thay đổi thì chính thầy cô sẽ là người hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc, sẽ có lớp học hạnh phúc và trường học hạnh phúc. Vậy thầy cô đã thay đổi mình như thế nào để giải tỏa áp lực trường lớp, đem đến nụ cười cho học sinh với những giờ học hạnh phúc.

Cô giáo Lê Thị Nếp tham gia chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi
Cô giáo Lê Thị Nếp tham gia chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi

Phải thay đổi bản thân

Tại chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi- VTV7, cô giáo Lê Thị Nếp, Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn (Hưng Hà, Thái Bình) chia sẻ: "Nghề giáo thường ngày tiếp xúc với đối tượng "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba là nó". Chuyện giáo viên ức chế và bực dọc là đương nhiên. Sự thật không thể bàn cãi, dưới áp lực của kiến thức và chương trình, của phụ huynh học sinh tin tưởng và giao phó, của chính nội tại giáo viên muốn lớp mình phụ trách phải hoàn hảo. Học sinh phải chăm, ngoan và vâng lời.

Cô Nếp thừa nhận rằng phương pháp giáo dục ở trường của mình đã đi theo lối mòn truyền thống. Vì muốn học sinh có nề nếp, cô phải siết chặt kỷ cương. Muốn học sinh học và làm bài chăm chỉ, kỷ luật những em lười biếng. Muốn học sinh ngoan, phải kỷ luật học sinh hay gây gổ, nhất là những em có thái độ lồi lõm. Thậm chí bản thân tôi còn đưa ra khẩu hiệu "kỷ luật là sức mạnh". Tôi muốn lớp học của tôi phụ trách phải hoàn hảo và quy củ như trong môi trường quân đội. Trước học sinh, có cả la mắng, quát tháo, dọa nạt.

Trường học hạnh phúc khi cả học sinh và giáo viên hạnh phúc
Trường học hạnh phúc khi cả học sinh và giáo viên hạnh phúc 

"Tôi cũng gặt hái được một số thành công, học sinh ngoan, nghe lời cô, đặc biệt là giấy khen tôi nhận được hàng năm, tôi nhủ rằng mình đã đi đúng hướng. Nhưng như thế, tôi có thực sự hạnh phúc với nghề không? Thú thực, đã có lúc tôi đứng hình trên bục giảng khi nhận được phản ứng từ học sinh như lườm nguýt, lẩm bẩm...Tôi không bao giờ được nghe những lời bộc bạch của các em. Học sinh cứ xa lánh tôi, thu mình lại và tự xây một bức tường làm lá chắn cho mình", cô Nếp chía sẻ.

Thay đổi để hạnh phúc

Khi tham gia chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi, cô giáo Lê Thị Nếp đã nhìn nhận lại chặng đường đã qua và nhận ra rằng kỷ luật mà cô áp dụng với học sinh chính là phương pháp giáo dục thất bại của cô trước học trò.

“Nhờ ban cố vấn, tôi đã biết hóa giải những cơn tức giận, biết quan tâm đến cảm xúc của học trò nhiều hơn, xóa đi khoảng cách thầy trò. Tôi nhận thấy giáo viên xuất sắc là phải biết khơi gợi đam mê của học sinh, biết phát huy nội lực của trò. Vì thế, tôi đã giành nhiều thời gian hơn với học sinh, rời xa bục giảng nhiều hơn để ngồi bên các em mà thấu hiểu”.

Từ đó, trong mỗi bài học cô đã lồng ghép những giá trị tích cực, giúp học sinh có thêm kỹ năng sống. Ngày nào cũng vậy, cô dành 3-5 phút để khởi động tiết học bằng câu hát, mẩu chuyện hay trò chơi và không quên kết thúc bằng nụ cười. Cô thay những lời lẽ chỉ trích, phê phán học sinh bằng lời động viên, khen ngợi, khuyến khích, từ đó cô nhận được niềm tin, nụ cười của học trò nhiều hơn, xóa đi khoảng cách mà trước đây đã từng xa cách. Sau 2 năm tham gia chương trình, cái vòng luẩn quẩn áp lực không còn là vấn đề quan trọng.

Cô giáo Lê Thị Nếp sau khi thay đổi được bản thân, cô đã đặt ra câu hỏi “thay đổi để được hạnh phúc, tại sao giáo viên chúng ta lại không làm”?.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.