Rắn luôn là loài động vật gây tranh cãi trên thế giới. Với nhiều quốc gia, rắn là hóa thân của tà ác.
Nhưng đối với một số nước phương Đông như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia… rắn đã trở thành một biểu tượng tâm linh và được tôn thờ.
Người ta có thể bắt gặp hình ảnh rắn thần tại bất cứ đền, miếu nào.
Tại Campuchia, rắn 5 đầu là hiện thân của thánh thần và là vị thần bảo hộ cho đất nước hưng thịnh. Có thể thấy, tượng rắn 5 đầu hoặc 7 đầu được khắc nhiều trên các khu di chỉ hoặc các đền miếu.
Bức tượng thần rắn 7 đầu Naga đặt tại cổng vào đền Angkor Wat, Campuchia. Đây là vị thần bảo hộ trong truyền thuyết nước này.
Tượng thần rắn Naga tại Thái Lan. Tại đây, rắn được coi như hồn của âm vật, là thần mẹ, mang lại may mắn cho con người.
Tại Ấn Độ, rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử và thiêng liêng. Thậm chí, người Ấn còn dành riêng một lễ hội dành cho rắn vào tháng 8 hàng năm với tên gọi Naga Panchami.
Cách đây một thời gian, bức ảnh chụp một chú rắn 5 đầu xuất hiện tại gần đền thờ Karnataka từng khiến dư luận xôn xao, có người tin rằng, rắn 5 đầu có thật nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là sản phẩm của photoshop.
Chú rắn này bề ngoài trông giống hệt hổ mang bành, tuy nhiên thay vì chỉ có một chiếc đầu thì nó có tới 5 chiếc đầu.
Dù bức ảnh bị nghi ngờ về độ xác thực nhưng trong tự nhiên, các nhà khoa học đã ghi nhận một trường hợp rắn 3 đầu mới và chú rắn này đã chết yếu khi còn nhỏ.
Một hình ảnh khác về chú rắn đột biến sở hữu hai chiếc đầu.
Dù vậy, bất luận rắn 5 đầu có thật hay chỉ xuất hiện trong truyền thuyết thì không thể phủ nhận được ý nghĩa của loài vật đặc biệt này về mặt tâm linh với mỗi người.