Thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐSP: Quan trọng là kỹ năng mềm để xử lý

GD&TĐ - Ngày 25/11, Bộ GD&ĐT đã tổ chức “Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra nội bộ các cơ sở giáo dục Đại học, các trường Cao đẳng Sư phạm” theo hình thức trực tuyến tới 430 điểm cầu.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dự và phát biểu chị đạo Hội nghị.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dự và phát biểu chị đạo Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Cùng dự có Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, Nguyễn Đức Cường; PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội; TS Nguyễn Huy Hoàng, Thanh tra viên cao cấp Phó Hiệu trưởng Cán bộ Thanh tra; Các báo cáo viên là cán bộ, công chức Thanh tra Bộ; đại diện Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Giáo dục Thường xuyên; Cục Quản lý chất lượng…

Hội nghị tập huấn cũng thu hút gần 2.000 đại diện lãnh đạo nhà trường và những người trực tiếp làm công tác thanh tra nội bộ từ gần 350 cơ sở giáo dục tham gia.

Hội nghị nằm trong chương công tác của năm 2021 của Bộ GD&ĐT và Kế hoạch số 1224/KH-BGDĐT nhằm nâng cao nghiệp vụ trong các mặt hoạt động công tác thanh tra nội bộ tại các cơ sở giáo dục Đại học, các trường Cao đẳng Sư phạm.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của công tác thanh tra nội bộ cơ sở giáo dục đào tạo đồng thời đánh giá đây là công cụ đắc lực của lãnh đạo nhà trường, giúp tầm soát thường xuyên, sớm phát hiện vấn đề để lãnh đạo và cơ sở có biện pháp xử lý và quản lý tốt hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, công tác quản lý, quản trị… nhà trường. Đây cũng chính là lý do thủ trưởng các đơn vị thường trực tiếp phụ trách công tác thanh tra cùng những bộ phận quan trọng khác như nhân sự, tài chính.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu khai mạc Hội nghị
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu khai mạc Hội nghị

Thứ trường cũng cho biết Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra nội bộ năm nay có số lượng trường đại học và cao đẳng sư phạm tham gia tăng hơn 100 đơn vị so với năm trước; số Hiệu trưởng/Hiệu phó, Giám đốc/Phó Giám đốc cơ sở giáo dục cao cấp gấp đôi so với năm 2020; thậm chí có cơ sở có tới hơn 30 lãnh đạo, cán bộ, giảng viên tham dự.

Theo Thứ trưởng, điều này cho thấy nhận thức về công tác thanh tra nội bộ của tự thân cơ sở giáo dục, của lãnh đạo trường đại học/cao đẳng sư phạm đã nâng lên rõ rệt, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ đại học.

Đây cũng thể hiện được phần nào những hiệu quả quan trọng, thiết thực, mà công tác thanh tra nội bộ đã mang lại cho cơ sở giáo dục đào tạo, từ đó thúc đẩy sự quan tâm, nhận thức đầy đủ của cán bộ quản lý, nhà trường và hoạt động thanh tra.

Thứ trưởng cũng cho rằng: Thanh tra nội bộ là công việc dễ làm nhưng đồng thời cũng khó khăn. Dễ bởi cán bộ thanh tra có thể biết chính xác tính chất vụ việc vì diễn ra trong phạm vi không gian, thời gian, địa điểm, con người đã quen thuộc. Nhưng cái khó cho cán bộ thanh tra nội bộ là đề xuất, xử lý vấn đề.

Đồng thời trao đổi: “Cái bất di bất dịch của công tác thanh tra là thượng tôn pháp luật, án tại hồ sơ; nhưng điều quan trọng hơn là kỹ năng mềm để xử lý vụ việc thế nào cho thấu tình đạt lý, kết luận thanh tra khiến đồng nghiệp tâm phục khẩu phục. Để làm được điều này người làm công tác thanh tra phải có năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, cái tâm trong sáng và biết dựa vào tập thể. Các nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra… phải nhằm vào công việc, vì mục tiêu giúp công việc chung được tốt hơn”.

Tập thể, cá nhân có thành tích trong thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Tập thể, cá nhân có thành tích trong thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. 

Bên cạnh đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo trong công tác tổ chức, đặc biệt là tài liệu tập huấn được xây dựng rất khoa học, công phu, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị thành viên tham dự nghiêm túc nghiên cứu, thực hiện đầy đủ chương trình và tích cực lắng nghe, trao đổi để nắm bắt được tốt nhất, nhiều nhất các nội dung tập huấn.

“Việc tập huấn không chỉ là truyền đạt một chiều mà báo cáo viên cần khích lệ, động viên đại biểu tham dự trao đổi, phản ánh lại những thuận lợi, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định về thanh tra nội bộ. Đây vừa là dịp hướng dẫn chuyên môn, nhưng đồng thời để khảo sát, cập nhật thêm thông tin, từ đó có sự chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản, quy định (nếu cần thiết) để phù hợp, hiệu quả hơn với yêu cầu thực tế…”, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, Nguyễn Đức Cường hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học 2021- 2022
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, Nguyễn Đức Cường hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học 2021- 2022

Tại Hội nghị, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường làm rõ hơn định hướng của công tác thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học/trường cao đẳng Sư phạm năm học 2021-2022 theo các công văn 4555 (năm 2021) và 4901 (năm 2020) mà Bộ GDĐT đã ban hành.

TS Nguyễn Huy Hoàng, Thanh tra viên cao cấp Phó Hiệu trưởng Cán bộ Thanh tra trao đổi về những điểm mới trong công tác xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và tiếp công dân; Công tác phòng chống tham nhũng trong cơ sở giáo dục Đại học, trường Cao đẳng Sư phạm.

Trưởng phòng Nghiệp vụ 2, Thanh tra Bộ, Nguyễn Thanh Tùng trao đổi về Quy trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch thanh tra nội bộ theo năm học; Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, đào tạo quản lý văn bằng chứng chỉ, các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Trưởng phòng Nghiệp vụ 3, Thanh tra Bộ, Nguyễn Thế Cường trao đổi về thực trạng và một số hạn chế trong  công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các cơ s ở giáo dục Đại học và trường Cao đẳng Sư phạm.

Hội nghị cũng dành thời gian để đại biểu tại 430 điểm cầu cùng thảo luận, trao đổi, hỏi đáp các vấn đề cần làm rõ. Cùng đó đã công bố Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Việc tham gia các giải chạy hoặc tập các môn thể thao cần phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và tính chất công việc. Ảnh: H.Y

Hiểm họa từ tập thể dục quá sức

GD&TĐ - Hoạt động thể dục có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu tập quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí tử vong.