Số vụ tự tử ở trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn ở mức cao tại Nhật Bản kể từ năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Năm 2024 ghi nhận số ca tử vong kỷ lục là 527 ca. Để ứng phó với tình hình này, vào tháng 1/2025, Cơ quan Trẻ em và Gia đình Nhật Bản đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến lần đầu tiên về chủ đề tự tử ở trẻ em. Kết quả nhận được phản hồi từ 724 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 và 1.600 người lớn từ 19 đến 59 tuổi.
Kết quả cho thấy trong khi 83,7% thanh thiếu niên coi "tự tử ở trẻ em là vấn đề xã hội", thì tỷ lệ người lớn có cùng cảm nhận lại thấp hơn khoảng 20 điểm ở mức 62,0%.

Khoảng cách thế hệ hơn 20% cũng được nhìn thấy khi nói đến việc nhận ra rằng tự tử ở trẻ em có thể là một vấn đề xã hội ảnh hưởng đến cá nhân các em và những người xung quanh. So với 77,7% thanh thiếu niên đồng tình rằng rằng đây là nguyên nhân chính, chỉ có 54,0% người lớn cảm thấy như vậy.

Ngoài ra, trẻ em thường có nhận thức cao hơn khi nói đến các câu hỏi về các vấn đề liên quan đến tự tử ở Nhật Bản, chẳng hạn như "tự tử là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên" và “1 trong 5 trẻ em đã nghiêm túc cân nhắc hoặc cố gắng tự tử".

Theo ông Itō Jirō - Giám đốc đại diện của OVA (Tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào công tác phòng ngừa tự tử ở thanh thiếu niên) tuyên bố “khi trẻ em bị thúc đẩy đến hành động tự tử, chúng có thể có dấu hiệu trong nhiều bối cảnh, bao gồm ở nhà, trường học, trường luyện thi, hoạt động ngoại khóa hoặc công việc bán thời gian. Chúng ta cần tập trung vào các biện pháp giúp người lớn xung quanh nhận thấy những thay đổi nhỏ ở trẻ em đang gặp đau khổ”.