Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới

GD&TĐ - Các nhà khoa học vừa giới thiệu dự án thành phố nổi đầu tiên trên thế giới có sức chứa 10.000 người

Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới

Dự án được giới thiệu trong buổi họp đặc biệt của Chương trình nhân cư Liên Hợp Quốc. Các nhà khoa học tranh luận về các giải pháp cho những vấn đề mà người dân vùng ven biển gặp phải, có liên quan đến sự gia tăng mực nước biển và đại dương do biến đổi khí hậu gây ra.

Giải pháp được đề cập đến là dự án những thành phố nổi, có khả năng tự sản xuất lương thực thực phẩm, năng lượng và nước sạch.

“Chúng tôi là cơ quan của Liên Hợp Quốc về phát triển khu dân cư và đô thị bền vững, trên đất liền hoặc trên biển. Chúng tôi sẵn sàng tham gia đối thoại về đề tài các thành phố nổi bền vững để đảm bảo sự ổn định về chỗ ở cho tất cả mọi người” - ông Maimunah Mohd Sharif, Giám đốc điều hành UN-Habitat cho biết.

Các công ty thiết kế của Mỹ: BIG, OCEANIX và MIT giới thiệu dự án thành phố nổi bao gồm các thành phần nền (platform) được neo xuống đáy biển. Tất cả được liên kết với nhau, đảm bảo cho cư dân sự di chuyển tự do. Giao thông giữa các platform do các tàu thủy chạy điện đảm nhiệm.

Những người tạo ra thành phố nổi khẳng định là nó sẽ dần được mở rộng - từ 300 người lúc ban đầu cho đến 10.000 người. Hơn 30 platform nổi có thể thu lại hoặc giãn ra, hòa đồng với hệ sinh thái biển. Các rạn san hô nổi là nơi sinh sống của các loài sò và rong rêu, có tác dụng làm sạch nước và cải tạo môi trường biển.

“Công nghệ hiện nay cho phép chúng ta sống dưới nước mà không gây thiệt hại cho các hệ sinh thái biển. Mục đích của chúng tôi là đảm bảo cho tất cả mọi người đều có thể đến sinh sống tại thành phố nổi” - ông Mark Collins Chen, đồng sáng lập và tổng giám đốc OCENIX chia sẻ.

Thành phố nổi chịu đựng được những cơn siêu bão và sóng thần. Trong trường hợp nguy cấp đặc biệt, thành phố có thể được di dời đến khu vực khác, an toàn hơn.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ