Thành phố nào điểm đến du học lý tưởng nhất châu Á?

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) mới đây đã xếp hạng những điểm đến du học tốt nhất thế giới, trong đó có 28 điểm đến ở châu Á. Thành phố Tokyo (Nhật Bản) được đánh giá là điểm đến lý tưởng nhất châu Á và thứ hai thế giới dành cho sinh viên quốc tế.

Thành phố Tokyo (Nhật Bản) được đánh giá là điểm đến lý tưởng nhất châu Á và thứ hai thế giới dành cho sinh viên quốc tế.
Thành phố Tokyo (Nhật Bản) được đánh giá là điểm đến lý tưởng nhất châu Á và thứ hai thế giới dành cho sinh viên quốc tế.

Các tiêu chí được QS đưa ra để xếp hạng gồm: đánh giá của sinh viên, xếp hạng của các trường đại học ở thành phố, sự đa dạng sinh viên, chi phí sinh hoạt và học tập, trải nghiệm tốt hay triển vọng công việc theo đánh giá từ nhà tuyển dụng.

Điều kiện để được xếp hạng là thành phố đó phải có hơn 250.000 người và có ít nhất hai đại học nằm trong bảng xếp hạng thế giới (QS World University Rankings).

Đạt mức điểm đánh giá 480/600, Tokyo dẫn đầu châu Á về điểm đến du học lý tưởng. Thành phố có 12 đại học được xếp hạng thế giới. Trong đó Đại học Tokyo xếp hạng 22 thế giới. Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda, Đại học Keio cũng nằm trong bảng xếp hạng đại học thế giới của QS.

Là một trong ba trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, Tokyo cung cấp cho sinh viên quốc tế nhiều cơ hội thực tập, việc làm sau khi tốt nghiệp và nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, thành phố của Nhật Bản cũng có môi trường sống sự đa dạng và tính quốc tế nhưng vẫn giữ được văn hóa địa phương đặc sắc tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm.

Xếp thứ 2 là thủ đô Seoul (Hàn Quốc) với điểm đánh giá 454/600. Thành phố có 18 trường nằm trong bảng xếp hạng thế giới của QS.

Tokyo xếp thứ nhất châu Á và thứ hai thế giới về điểm đến du học lý tưởng - 2
Cuộc sống náo nhiệt ở Seoul hấp dẫn nhiều sinh viên quốc tế.

Được mệnh danh là "thành phố 24/7", Seoul có cuộc sống sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí ở khắp nơi. Giống như Tokyo, Seoul cũng nhận được đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng lao động và có nhiều trải nghiệm phong phú cho sinh viên nên được sinh viên cho điểm rất cao về tiêu chí này.

Thành phố Hong Kong (Hong Kong) đạt 432 điểm đánh giá và xếp thứ 3. Điểm đến du học này được coi là điểm gặp gỡ giữa các nền văn hóa thế giới.

Thành phố có ba trường trong top 50 thế giới gồm Đại học Hong Kong, Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) và Trung văn Hương Cảng cũng như 4 trường khác được QS xếp hạng.

Tokyo xếp thứ nhất châu Á và thứ hai thế giới về điểm đến du học lý tưởng - 3
Hồng Kông là một trong những thành phố có giá thuê nhà đắt đỏ nhất thế giới.

Học phí và chi phí sinh hoạt ở mức trung bình nhưng phí thuê nhà ở Hong Kong đắt đỏ và cuộc sống đô thị khá đông đúc.

Xếp sau Hong Kong là Đài Bắc (Đài Loan) với 424/600 điểm đánh giá.

Đài Bắc có 7 đại học nằm trong bảng xếp hạng thế giới của QS. Đây là thành phố du học hợp lý với học phí và chi phí sinh hoạt tương đối thấp, môi trường sống đa dạng, thân thiện.

Điểm đến thứ 5 trong danh sách các thành phố du học tốt nhất châu Á là khu đô thị kết hợp ba thành phố Kyoto - Osaka - Kobe (Nhật Bản), còn được gọi là Keihanshin với 420/600 điểm đánh giá.

Đây là nơi sinh sống của 19 triệu người và có 7 đại học được xếp hạng trong QS năm 2020, trong đó Đại học Kyoto đứng thứ 33 thế giới.

Kyoto hiện là một trong những điểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế, chỉ đứng sau Tokyo. Thành phố có quy mô nhỏ hơn Tokyo một chút nhưng vẫn có rất nhiều cơ hội để khám phá cả văn hóa truyền thống và hiện đại của xứ sở hoa anh đào.

Trong khí đó, Osaka có lịch sử lâu đời là cửa ngõ quốc tế về thương mại, chính trị và tri thức. Thành phố có Đại học Osaka xếp thứ 71 thế giới.

Kobe là thành phố lớn thứ 6 của Nhật, có Đại học Kobe - hạng 395 thế giới. Thành phố phát triển mạnh về kinh tế, có nhiều công ty nổi tiếng đặt trụ sở.

Xếp sau 5 thành phố trên là Singapore (Singapore) và Kuala Lumpur (Malaysia). 

Theo dantri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.