Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đăng ký trực tuyến khi tuyển sinh đầu cấp

GD&TĐ - Năm nay, bên cạnh tuyển sinh theo hình thức truyền thống - trực tiếp, tại TPHCM, các quận, huyện và TP Thủ Đức chú trọng đẩy mạnh hình thức tuyển sinh trực tuyến.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Thọ, Quận 12 trong ngày khai giảng. Ảnh minh họa: P.Nga
Học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Thọ, Quận 12 trong ngày khai giảng. Ảnh minh họa: P.Nga

Tạo thuận lợi cho phụ huynh

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD&ĐT TP Thủ Đức cho hay: 34 phường trên địa bàn đã hoàn tất khâu rà soát, điều tra số liệu học sinh đầu cấp cho năm học 2021 - 2022 . Với học sinh lớp 1 và lớp 6 sẽ thực hiện tuyển sinh trực tuyến.

Năm học trước đã thực hiện hình thức này và phát huy hiệu quả. Phòng sẽ triển khai phần mềm trực tuyến và tập huấn cho các đơn vị trong tuần tới. 

Với những trường hợp gặp khó khăn trong làm các thủ tục trực tuyến, sẽ có cán bộ chuyên trách GD ở các đơn vị hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi nhất cho phụ huynh, học sinh. 

Theo ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 8, năm học trước quận triển khai phần mềm trực tuyến tuyển sinh đầu cấp cho học sinh lớp 6.

Năm học này, phần mềm sẽ được cải tiến thêm và dự kiến sẽ thực hiện ở cả đầu cấp tiểu học. 

“Để tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc hoàn thiện các thủ tục tuyển sinh đầu cấp, quận tiến hành song song hình thức trực tiếp và trực tuyến”, ông Dân nói.

Bên cạnh đó, Quận 8 bảo đảm dạy học 2 buổi/ngày cho cả lớp 1 và lớp 6 trên địa bàn khi thực hiện chương trình mới trong năm học 2021 - 2022. 

Năm học 2021 - 2022 là năm thứ ba quận Tân Bình thực hiện tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.

Thuận lợi của quận là tất cả trường đều có trang web riêng.

Phụ huynh chỉ cần tải các mẫu đơn về đăng ký và gửi qua mạng. 

Tương tự, năm học 2021 - 2022, Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp tiếp tục đẩy mạnh phương thức tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.

Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, phụ huynh sẽ đăng ký trực tiếp trên phần mềm tuyển sinh.

Dựa trên kết quả đó, phòng GD&ĐT sẽ tham mưu UBND quận phân tuyến tuyển sinh.

Phụ huynh xem kết quả trên trang thông tin điện tử hoặc qua tin nhắn. Dự kiến cuối tháng 4 sẽ kết thúc thời gian đăng ký. 

Theo lãnh đạo một số trường học,  nhiều phụ huynh chưa quen với hình thức trực tuyến nên vẫn tới trường đăng ký tuyển sinh đầu cấp.

Chính vì vậy, để hình thức tuyển sinh đầu cấp trực tuyến nhân rộng, các quận, huyện rất chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh.

Phấn đấu 100% học sinh lớp 1, lớp 2 được học 2 buổi/ngày

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phong Phú 2, huyện Bình Chánh trong giờ học môn Toán. Ảnh minh họa: P.Nga
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phong Phú 2, huyện Bình Chánh trong giờ học môn Toán.     Ảnh minh họa: P.Nga 

Theo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh đầu cấp năm học 2021 - 2022 do UBND TPHCM ban hành, TP phấn đấu 100% học sinh lớp 1 và lớp 2, khuyến khích học sinh lớp 6 học 2 buổi/ngày để thực hiện chương trình mới. 

Theo chia sẻ của lãnh đạo Phòng GD&ĐT Quận 6, quận bảo đảm 100% học sinh bậc tiểu học học 2 buổi/ngày.

Ở cấp THCS, 100% học sinh khối lớp 6 và 7 học 2 buổi/ngày, khối 8 và 9 đạt khoảng 90%. Quận tiếp tục có kế hoạch xây dựng trường, lớp mới để tiến tới 100% học sinh (tiểu học và THCS) học 2 buổi/ngày khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở những năm tiếp theo. 

Tương tự, tại Quận 4, năm học 2021 - 2022, quận bảo đảm 100% học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn được học 2 buổi/ngày. 

Tuy nhiên, ở một số địa phương trên địa bàn TP, vấn đề trường lớp vẫn luôn “nóng” từ những năm học vừa qua. Tại buổi làm việc với Bộ GD&ĐT về thực hiện Chương trình GDPT 2018, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh cho hay: Hàng năm tỷ lệ dân số tăng cơ học toàn huyện khá cao (13,66%) dẫn đến tổng số học sinh tăng thêm ở các cấp học, bậc học trên 4.000 em.

Do đó, sĩ số học sinh/lớp, số lớp/trường còn khá cao so với quy định.  Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày còn thấp ở cấp tiểu học và THCS. 

Đặc biệt, hai xã Vĩnh Lộc A (dân số trên 140 nghìn người), Vĩnh Lộc B (dân số trên 130 nghìn người) gặp khó khăn về giải quyết chỗ học cho người dân.

Dù địa phương đều có kế hoạch quy hoạch trường, lớp nhưng vẫn còn tình trạng thiếu chỗ học, học sinh chưa được học 2 buổi/ngày ở các khu vực này.

Tính đến tháng 3, huyện còn 7 trường tiểu học tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần do không đủ phòng học vì dân số tăng cơ học nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.

Năm học tới đây, huyện Bình Chánh dự kiến đưa vào sử dụng 1 trường tiểu học mới nhưng cũng chưa thể giải quyết được vấn đề thiếu trường lớp cục bộ ở hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Do vậy, học sinh tiểu học vẫn học trên 5 buổi/tuần. 

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, dân số cơ học tăng nhanh, sĩ số học sinh của các trường trên địa bàn cao.

Việc sắp xếp học 2 buổi/ngày để phù hợp với chương trình mới gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, phòng GD&ĐT sẽ rà soát, hỗ trợ giải pháp thuận lợi, phù hợp nhất cho các trường trong việc triển khai dạy học theo chương trình mới.

Học sinh tăng nhanh hàng năm, tại quận Gò Vấp, tỷ lệ học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày trên địa bàn là hơn 70%. Năm học 2021 - 2022, quận nỗ lực duy trì tỷ lệ này ở lớp 2 và lớp 1. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.