Thành phố “hạng hai” Trung Quốc đua tranh giành nhân tài

GD&TĐ - Các thành phố “hạng hai” - chỉ những thành phố nhỏ hơn so với các đại đô thị Bắc Kinh, Thượng Hải - đang đua tranh chiêu mộ nhân tài, sẵn sàng thưởng tiền cùng nhiều ưu đãi khác…

Chỉ 1 trong 10 cử nhân Trung Quốc sẵn sàng tới những thành phố hạng ba hoặc hạng bốn lập nghiệp
Chỉ 1 trong 10 cử nhân Trung Quốc sẵn sàng tới những thành phố hạng ba hoặc hạng bốn lập nghiệp

Trải thảm đỏ

Trong khi hàng trăm nghìn cử nhân Trung Quốc đổ xô tới những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến để khởi nghiệp khi năm học cuối khép lại, nhiều thành phố “hạng hai” đang làm mọi cách có thể để “vớt váng” tài năng.

Changsha, thủ phủ tỉnh Hồ Nam phía Nam, hỗ trợ ngay 30.000 tệ (4.400 USD) - 60.000 tệ cho những người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ muốn mua căn nhà thứ nhất của họ tại thành phố này. Bên cạnh đó cũng cấp tiền thuê nhà và sinh hoạt phí cho những cử nhân trong 2 năm đầu lập nghiệp tại Changsha.

Tổng cộng 7,95 triệu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng trong mùa hè này, tăng 300.000 so với năm 2016. Họ chiếm hơn một nửa lực lượng lao động mới trên cả nước trong năm nay.

Một nghiên cứu với hơn 21.000 tân cử nhân được thực hiện bởi Công ty nguồn nhân lực RenruiHR.com cho thấy: Chỉ 17% có kế hoạch trở về các thành phố quê nhà, còn đa số chọn ở lại thành phố nơi họ đã học tập hoặc chuyển tới một thành phố mới.

Khoảng 44% chọn lập nghiệp tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, trong khi một tỉ lệ tương đương (45%) chọn những thành phố hạng hai như thủ phủ các tỉnh phát triển hay các thành phố duyên hải. Chỉ 1 trong 10 người sẵn sàng tới những thành phố hạng ba hoặc hạng bốn - theo nghiên cứu công bố hồi tháng 6.

Ưu đãi không phải yếu tố quyết định

Trong khi các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải đang siết chặt đăng kí hộ khẩu để kiềm chế làn sóng nhập cư, nhiều thành phố hạng hai đang cạnh tranh quyết liệt với nhau để thu hút cử nhân trẻ bằng ưu đãi hộ khẩu và mua nhà. Thành Đô thậm chí cho phép cử nhân đại học đăng kí nhập hộ khẩu thậm chí trước khi tìm được việc làm ở đây.

Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, đang cho phép toàn bộ những cử nhân đã tốt nghiệp trong vòng 3 năm và làm việc tại thành phố đăng kí hộ khẩu. Hồi tháng 2, thành phố cam kết có 1 triệu cử nhân sống tại thành phố trong 5 năm, đây là những cử nhân đã học tại các trường ĐH và CĐ tại thành phố này.

Thậm chí Thâm Quyến, trung tâm công nghệ phía Nam Trung Quốc giáp địa giới Hồng Kông, cũng cấp khoản hỗ trợ 1 lần 15.000 đến 30.000 tệ cho những cử nhân đã nhập khẩu Thâm Quyến. Đây là thành phố được cử nhân Trung Quốc ưa thích lập nghiệp thứ ba - theo nghiên cứu.

Nhưng đối với nhiều cử nhân trẻ đứng trên vạch xuất phát sự nghiệp, chính sách ưu đãi hay hỗ trợ ưu tiên không phải là vấn đề quyết định, mà là ở số lượng và chất lượng cơ hội việc làm cũng như phong cách sống ở thành phố đó.

Wu Shangqing, 24 tuổi, đang làm việc cho một ngân hàng tại Thâm Quyến sau khi tốt nghiệp tại Quảng Châu năm 2016. Cô nhận 15.000 tệ hỗ trợ sau khi được chấp nhận nhập khẩu. “Tiền thuê nhà tại Thâm Quyến rất đắt đỏ và khoản hỗ trợ giúp tôi một phần, nhưng đó không phải lí do tôi tới đây” - Wu, cử nhân ngành Tài chính, cho biết - “Tôi thích nhịp sống nhanh ở đây và ngành tài chính ở Thượng Hải rất sôi động”. Wu chia sẻ chưa từng nghĩ tới việc trở về làm việc ở thị trấn quê nhà, tỉnh Quý Châu, tỉnh nghèo nhất Trung Quốc - khi mà có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn ở Thâm Quyến.

Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Tây Nam Trung Quốc, là thành phố hạng hai được tân cử nhân ưa thích nhất, tiếp theo là Nam Kinh, Thiên Tân, Hàng Châu, Trùng Khánh và Vũ Hán.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ