Thanh Hóa ban hành quy định mới về khung cấp Phó Giám đốc Sở

GD&TĐ - Thanh Hoá ban hành quyết định mới về khung số lượng cấp phó của các sở, trong đó, có một số sở, ngành được tăng thêm cấp phó.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa được định khung từ 4-5 phó giám đốc Sở. (Ảnh: NT).
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa được định khung từ 4-5 phó giám đốc Sở. (Ảnh: NT).

Thanh Hoá có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị xem xét, báo cáo Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy cho tỉnh Thanh Hóa, trong đó có nội dung xin thêm 10 Phó Giám đốc Sở. Ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hoá cho biết, hiện cơ chế này thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Nội vụ đang hoàn tất hồ sơ để trình Chính phủ.

Liên quan đến việc quy định khung số lượng cấp phó giám đốc sở, cơ quan ngang sở, ngày 20/3/2023 Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ký quyết định “khung số lượng cấp phó của các sở, cơ quan ngang sở thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa”.

Theo quyết định mới này, số lượng cấp phó giám đốc Sở tại Thanh Hóa vẫn không vượt quá 57 người như quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 7/4/2021 đã ban hành, thế nhưng có một số đơn vị được giao động tăng thêm một phó.

Cụ thể, sở, ngành có từ 4 đến 5 cấp phó gồm: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường (tại quyết định 1133 thì Văn phòng UBND tỉnh định khung có 4 phó).

Các sở, đơn vị có từ 3 đến 4 cấp phó gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Công Thương (quyết định 1133 Sở Công thương định khung 3 phó).

Quy định 3 cấp phó đối với các đơn vị: Sở Nội vụ; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa được định khung có từ 2-3 cấp phó (quyết định 1133 định khung 2 phó).

Các sở, đơn vị còn lại giữ nguyên 2 cấp phó như quyết định 1133, gồm: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ.

Về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn cho biết, trong quyết định của tỉnh, có Sở từ 3 đến 4 phó, Sở 4 đến 5 phó, đây cũng chỉ là khung để bố trí cán bộ của từng thời điểm khác nhau. Tùy vào thời điểm, tình hình công việc để bố trí cấp phó, có thể Sở này tăng, Sở kia giảm. Tuy nhiên, cái quan trọng cuối cùng nhất là trong bất cứ lúc nào cũng không được vượt quá 57 phó giám đốc Sở mà Trung ương giao.

Trước đó, như GD&TĐ, đã thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị xem xét, báo cáo Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy cho tỉnh Thanh Hóa, trong đó có việc xin thêm 10 Phó Giám đốc Sở giống Hà Nội và TP HCM.

Lý giải điều này, Thanh Hóa đưa ra nhiều cơ sở, lý do, trong đó có nội dung là tỉnh có quy mô diện tích và dân số lớn, nhưng số lượng phó giám đốc các sở theo quy định của Chính phủ cũng bằng với một tỉnh có quy mô dân số và diện tích chỉ bằng 1/3, 1/4 của tỉnh, không có rừng, không có biển hoặc chỉ có biển mà không có rừng, như vậy là chưa phù hợp với tình hình thực tế…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.