Thăng trầm của tỷ phú “một vành đai, một con đường”

 

Ngôi sao điện ảnh Jackie Chan (tức Thành Long) và Patrik Ho tại một sự kiện quyên tiền cho quỹ từ thiện Jackie Chan và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Ngôi sao điện ảnh Jackie Chan (tức Thành Long) và Patrik Ho tại một sự kiện quyên tiền cho quỹ từ thiện Jackie Chan và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

Sự sụp đổ của đế chế

CEFC China Energy phát triển ngày càng mạnh mẽ, còn Diệp Giản Minh thì đi khắp thế giới trên chiếc máy bay Airbus riêng của mình; gặp gỡ lãnh đạo các quốc gia, bao gồm cả Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, Thủ tướng Kazakhstan và Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Việc tạo ra những kết nối chính trị tốt hơn đã dẫn đến thỏa thuận quốc tế lớn hơn. Ví dụ, năm 2016, CEFC China Energy đã thiết lập các thỏa thuận thương mại ở Georgia và đạt được thỏa thuận trị giá 680 triệu USD với một công ty dầu khí nhà nước Kazakhstan. Năm sau, họ đã chi 900 triệu USD cho một cổ phần trong một mỏ dầu khổng lồ thuộc sở hữu đa số của Công ty Dầu khí quốc gia Abu Dhabi.

Trong thông cáo báo chí của mình, CEFC China Energy đã liệt kê nhiều dự án như các thỏa thuận của sáng kiến “một vành đai, một con đường”, và tiếp tục gắn kết bản thân công ty này với chính phủ Trung Quốc.

“Không có loại dự án nào không đủ điều kiện là dự án của sáng kiến “một vành đai, một con đường. Cũng không có lục địa nào trên hành tinh này lại không có “một vành đai, một con đường” - Christopher Balding, Phó Giáo sư tại Đại học Fulbright nhận định. Theo Balding, do sự kiểm soát vốn chặt chẽ, các công ty Trung Quốc đã phải rất nỗ lực để chuyển tiền ra nước ngoài. Các dự án được quy vào phạm vi thuộc thỏa thuận “một vành đai, một con đường” giúp các công ty có được sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc để kinh doanh trên thương trường quốc tế và chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc.

Vào tháng 9/2017, CEFC China Energy đã công bố khoản đầu tư cao cấp nhất của mình. Công ty đã mua 14% cổ phần của công ty dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga với giá 9 tỷ USD - loại siêu chi mà thông thường, chỉ có công ty nhà nước mới có thể thực hiện được. Điều này khiến Laban Yu, thuộc ngân hàng đầu tư Jefferies Group, tỏ ý nghi hoặc: “Ai là người đã cung cấp tiền để họ có thể làm được điều đó?”.

Thế nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, đế chế của Diệp bắt đầu sụp đổ vào ngày 18/11/2017. Ngày hôm đó, các đặc vụ FBI đã bắt giữ Patrick Ho Chi-ping, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ của Diệp. Người này bị buộc tội rửa tiền và vi phạm Đạo luật Thực hành chống tham nhũng nước ngoài. Ho Chi-ping bị buộc tội đã đưa hối lộ 3 triệu USD cho Tổng thống Chad, Idriss Deby, và Sam Kutesa - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Uganda, đồng thời là Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào thời điểm đó. Các khoản hối lộ bị cáo buộc là được thực hiện thay mặt cho một công ty năng lượng có trụ sở tại Thượng Hải (tên của công ty này không được nêu rõ trong các tài liệu của tòa án).

Tất nhiên, cả hai chính phủ Chad và Uganda đều phủ nhận các cáo buộc Tổng thống Chad, Idriss Deby, và Sam Kutesa - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Uganda đã nhận hối lộ của Ho Chi-ping. Năm ngoái, chính phủ của Chad tuyên bố: “Chính phủ của Chad chính thức bác bỏ sự bịa đặt đáng xấu hổ này”. Chính phủ Uganda cũng tuyên bố rằng “thật sai lầm” khi nói Kutesa có liên quan đến vụ hối lộ bị cáo buộc. Luật sư của Ho từ chối bình luận, còn bản thân Ho cũng không thừa nhận các tội lỗi bị cáo buộc.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.