Và cơ quan truyền thông của Bộ tài nguyên Môi trường (TN&MT) dẫn báo cáo của tổ chức quốc tế Climate Central nhận định rằng: tháng 5 là tháng nóng kỷ lục trong năm nay, nâng tỉ lệ cho rằng năm 2016 sẽ là năm nóng kỷ lục.
-
Đồ thị mô tả Nhiệt độ mặt đất trung bình toàn cầu từ 1856 đến 2005. Đường màu xanh mô tả nhiệt độ trung bình hàng năm, đường đỏ là nhiệt độ trung bình 5 năm. Hình từ Wikipedia.
Quả vậy, NASA cho biết: nhiệt độ (trung bình) đo được vào tháng 5/2016 là 0,93 độ C, ấm hơn so với mức nhiệt độ trung bình vào tháng 5 trong giai đoạn từ năm 1951 - 1980. Như vậy, tháng 5/2016 trở thành tháng đầu tiên kể từ tháng 10/2015 có nhiệt độ thấp hơn 1 độ C so với mức trung bình trong bộ dữ liệu mở rộng phạm vi ngược lại đến năm 1880.
Số liệu từ Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy mỗi tháng năm nay đều được ghi nhận là ấm. Trong đó, tháng 2 và tháng 3 thực sự lập kỷ lục liên tiếp trong tháng ấm áp một cách dị thường nhất.
NOAA sẽ công bố dữ liệu nhiệt độ toàn cầu vào ngày 17/6. Nếu NOAA cũng đánh giá tháng 5 là tháng nóng kỷ lục thì tháng 5 sẽ là tháng thứ 13 liên tiếp đạt kỷ lục này. NASA và NOAA sử dụng phương pháp không hoàn toàn giống nhau để xử lý dữ liệu nhiệt độ và sử dụng các giai đoạn cơ bản khác nhau để so sánh.
Hình mô tả nhiệt độ trung bình toàn cầu (thực hiện bởi Viện Nghiên cứu không gian Goddard của NASA). Điểm “zero” trên hình tương ứng nhiệt độ trong các năm 1961-1990 (theo cơ quan IPCC). Sự tương thích giữa độ màu với nhiệt độ (theo hệ F) thể hiện ở thước chuẩn nằm ở góc phải phía trên của hình vẽ.
Để chỉ ra nhiệt độ trung bình của hành tinh đã ấm lên bao nhiêu từ thời tiền công nghiệp, tổ chức Climate Central đã tái phân tích 2 bộ dữ liệu, tính trung bình cùng nhiệt độ của NOAA và NASA và so sánh với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn từ năm 1881 - 1910. Qua tháng 4, nhiệt độ trung bình toàn cầu là 1,45 độ C so với mức trung bình của giai đoạn trước đó.