Tết này... không cần ăn bánh mứt

Thức ăn ngọt sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe, vì vậy bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Viện Phó Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM sẽ giúp bạn tìm được món ăn thay thế cho bánh mứt quá ngọt.

Tết này... không cần ăn bánh mứt

Tết là thời điểm “lên ngôi” của bánh, mứt, kẹo, nước ngọt có ga. Khi đi thăm, chúc tết, khách thường được mời những loại thực phẩm ngọt này.

Dù chất bột đường rất cần thiết cho tế bào hoạt động và chiếm hơn 50% tổng năng lượng của cơ thể, tuy nhiên, khi sử dụng vượt quá nhu cầu cần thiết, đặc biệt loại đường tinh chế có trong các loại bánh - kẹo - mứt sẽ gây hại đến cơ thể.

Cơ thể dư đường là tiền đề của nhiều bệnh mạn tính không lây nhiễm như: đái tháo đường, thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, bệnh gan nhiễm mỡ… nên rất cần phải thay đổi cách thức mua sắm, chuẩn bị thức ăn ngày tết theo xu hướng tinh khiết, thiên nhiên.

Tet nay... khong can an banh mut - Anh 1

Ảnh Internet

Tác hại của thức ăn ngọt:

- Tăng phản ứng viêm mạn tính, sâu răng, không tốt cho người bệnh ung thư (vì tế bào ung thư phát triển và tăng sinh nhờ vào chất đường).

- Tăng nhanh đường máu do đường tinh chế có chỉ số đường huyết cao.

- Giảm sức đề kháng (giảm hoạt động các tế bào bạch cầu của hệ miễm dịch) nên dễ bị các bệnh nhiễm virus, vi khuẩn…

- Đề kháng insulin, tăng cholesterol có hại, gây hội chứng chuyển hóa, tiền đề của tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Tet nay... khong can an banh mut - Anh 2

Ảnh Internet

- Gan nhiễm mỡ không do rượu là tiền thân của các bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan.

- Đề kháng hormone leptin là một peptide do tế bào mỡ tiết ra, có nhiệm vụ báo lên não biết về cơ thể đã có đủ chất dinh dưỡng, tức là leptin hoạt động không hiệu quả nên ăn thừa và gây dư cân, béo phì.

- Gây nghiện vì đường kích thích tiết chất dopamine từ tế bào não nên tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và khi thiếu đường sẽ tạo cảm giác bồn chồn, mệt mỏi.

Thay bánh kẹo bằng gì?

Ngày nay, thực phẩm tết rất đa dạng, không chỉ có bánh mứt ngọt, mà còn khá nhiều món có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, không riêng người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, gan… mà những người sức khỏe ổn định cũng nên thay thế các loại mứt - kẹo - bánh chế biến quá ngọt bằng các loại hạt chứa ít chất đường hấp thu nhanh.

Tet nay... khong can an banh mut - Anh 3

Ảnh Internet

Người dân có thể chọn hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt điều, hạt bí đỏ, hạt dưa hấu (không nhuộm màu), hạnh nhân... Các loại hạt này chứa nhiều omegaTết này... không cần ăn bánh mứt ảnh 4 3, chất chống ôxy hóa rất có lợi cho sức khỏe và giúp phòng chống được nhiều bệnh như: bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, ổn định đường huyết, giảm cân…

Do đó, ngày Tết ngồi cắn tí tách các loại hạt, vừa giúp bạn ngon miệng, làm giảm cảm giác thèm các món khác, đặc biệt là món ngọt và béo, vừa tận hưởng được không khí tết và trên hết là tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, mùa xuân là mùa của nhiều rau củ, trái cây tươi. Vì vậy, thay vì ăn những thực phẩm chế biến sẵn thì nên chọn trái cây tươi, giúp khỏe đẹp từ trong ra ngoài.

Những loại trái cây có trong mâm ngũ quả - giữ được trong các ngày tết vừa tiện lợi vừa bổ dưỡng như: quýt, lê, táo, bưởi, nho, đu đủ, thanh long, dừa (thay nước ngọt có gas)… rất tốt cho cơ thể.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.